Nông Bá Khu

Vay tín dụng không có khả năng trả thì có phạm tội và ảnh hưởng đến tín dụng của người thân không?

Mẹ tôi có vây tiền ở một cty tín dụng có hợp đồng, khoản vây là 40 triệu. trả được khoản 20 triệu thì mẹ tôi phát bệnh (ưng thư vú) phải điều trị tại bệnh viện ưng bướu TP,hcm.điệu trị được vài tháng thì bác sĩ có cho hay rằng, trường hợp của mẹ tôi nếu có tiếp tục điều trị cũng không có kết quả nên bác sĩ cho qua khoa điều trị ngoại trú tại nhà (chờ ngày ...) và hằng ngày phải dùng thuốc giảm đau.

Mấy ngày này bên cty tài chính cứ báo là phải trả nợ, nhưng hiện mẹ tôi đã không còn khả năng chi trả, còn tôi và ba tôi thì còn phải lo tiền thuốc thang cho mẹ tôi nên gia đình cũng không có khả năng chi trả. lúc trước mỗi tháng phải trả 3 triệu đồng, nay với hoàn cảnh như trên nên tôi đã xin cty tài chính cho mẹ tôi được trả 1 triệu đồng mỗi tháng cho đến khi thanh toán hết. Nhưng bên cty tài chính không đồng ý và đòi khởi kiện. Vậy trường hợp bị kiện thì mẹ tôi có bị gì không thưa Luật sư. và nếu mẹ tôi có khoản nợ xấu như vậy, thì có ảnh hưởng gì đến tín dụng của những người trong gia đình không! Mong được giải đáp!

Chân thành cảm

TRẢ LỜI: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Luật Minh Gia. Trường hợp trên, chúng tôi xin trả lời như sau:

 

Tại Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về Hợp đồng vay tài sản như sau:

 

“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

 

Ngoài ra, tại Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định Nghĩa vụ trả nợ của bên vay:

 

“1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác….”

 

Theo quy định trên, bên vay sẽ có nghĩa vụ trả nợ trong thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng. Khi bên vay không có khả năng thanh toán nợ thì bên cho vay có quyền gửi đơn khởi kiện về việc đòi lại tài sản đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú để được giải quyết. Tuy nhiên, đối với trường hợp này, khi bên vay không có bất kỳ một tài sản nào để có thể thanh toán khoản nợ vay thì bên cho vay sẽ phải chịu rủi ro. Mẹ bạn chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có dấu hiệu của tội phạm, cụ thể là dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, dấu hiệu hành vi của 2 tội này là hành vi dùng thủ đoạn gian dối, bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản, được quy định cụ thể tại Điều 174 và Điều 175 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

 

Nếu khoản tiền này mẹ bạn vay trong thời kì hôn nhân giữa bố và mẹ bạn thì khi đến hạn thanh toán cả bố và mẹ của bạn phải có nghĩa vụ trả nợ, vì đây là nợ chung của vợ chồng. Nếu tài sản hiện tại không đủ trả nợ thì bố của bạn phải trả trong tương lai khi có tài sản.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về: Vay tín dụng không có khả năng trả thì có phạm tội và ảnh hưởng đến tín dụng của người thân không?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn dân sự trực tuyến để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo