Hoàng Tuấn Anh

Vay tín chấp không có khả năng trả nợ thì giải quyết như thế nào?

Vay tín chấp là hình thức cho vay không cầm cố tài sản bảo đảm, dựa hoàn toàn vào uy tín của cá nhân và công ty đang công tác để phục vụ cho các mục đích cá nhân, có thể là một khoản chi phí cho đám cưới, mùa hàng tiêu dùng và các khoản vay rất thuận tiện để phục vụ cho tất cả các nhu cầu của bạn.

1. Luật sư tư vấn về hợp đồng vay tin chấp

Vay tín chấp thường dựa vào thỏa thuận của 2 bên, thường một bên là ngân hàng và một bên là cá nhân đi vay. Hình thức vay vốn này có thủ tục khá đơn giản. Vậy, khi người vay đến hạn mà không thanh toán được khoản nợ thì phải giải quyết như nào? Nếu bạn chưa tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này, bạn hãy liên hệ tới Luật Minh Gia, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung như sau:

+ Hợp đồng vay tín chấp theo quy định pháp luật;

+ Lãi suất của hợp đồng tín chấp;

+ Quá hạn mà chưa trả nợ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

Để liên hệ với chúng tôi và yều cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi, ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn dưới đây:

2. Vay tín chấp không có khả năng trả nợ thì giải quyết như nào?

Câu hỏi:

Kính gửi Luật sư. Anh chị cho em hỏi trường hợp này của anh chị em với ạ. Anh trai và chị dâu em có vay tín chấp bên ngân hàng X. Anh chị em trả hàng tháng được khoảng gần 1 năm thì công việc của anh em bị khó khăn và bị lừa tiền dẫn đến phá sản. Sau đó cả anh và chị đi xuất khẩu lao động. Nhưng sang nước ngoài công việc chưa ổn định phải mất 3 tháng mới chuyển chủ để ổn định công việc. Và mới ổn định được 2 tháng gần đây nhưng đang tập trung trả nợ nơi có lãi cao vì vậy chưa trả nợ X được.

Nay cán bộ ngân hàng về quê hỏi bố mẹ em trả nợ nhưng bố mẹ em đã hết tuổi lao động và cũng không biết anh chị vay nợ lúc nào. Hiện tại bố mẹ em chưa có tiền trả nợ nên phía ngân hàng nói sẽ kiện anh chị em và đề nghị trục xuất. Vậy Luật sư cho e hỏi trường hợp này ngân hàng làm có đúng không? Và e nên giải quyết ra sao ạ? E cảm ơn! 

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau

- Về trách nhiệm trả nợ khi vay tín chấp

Anh trai và chị dâu bạn có giao kết hợp đồng vay tín chấp đối với ngân hàng X. Khi anh trai bạn đến hạn trả nợ mà không trả thì anh trai bạn đã vi phạm quy định pháp luật Dân sự về nghĩa vụ trả nợ của bên vay, cụ thể, bộ luật Dân sự quy định:

"1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

...

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."

Ngoài ra, phía bên ngân hàng có thể khởi kiện bạn ra Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự. Nếu bên cho vay có căn cứ chứng minh anh bạn có điều kiện trả nợ nhưng cố tình không trả nợ thì bên cho vay có thể tố cáo anh bạn về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điểm a Khoản 1 Điều 125 BLHS.

Anh trai bạn đang đi xuất khẩu lao động và vẫn có khả năng thanh toán nợ đối với khoản nợ khác thì rất có thể bên ngân hàng sẽ chứng minh được anh bạn có điều kiện trả nợ nhưng cố tình không trả nợ. Ngoài ra anh bạn có thể mang dấu hiệu bỏ trốn chiếm đoạt tài sản theo điều trên do anh bạn không thông báo với phía ngân hàng về việc xuất khẩu lao động và không có sự thỏa thuận với X về việc trả nợ.

- Về hành vi đòi nợ người thân của người vay tiền

Tuy nhiên việc X yêu cầu bố mẹ bạn trả nợ là không hợp pháp bởi anh bạn khi vay tiền là người có đủ năng lực hành vi dân sự và đã thành niên, do đó anh trai bạn mới là người chịu trách nhiệm trả nợ với phía ngân hàng trừ khi hợp đồng có thỏa thuận về việc bố mẹ bạn phải đứng ra trả nợ khi anh trai bạn không có khả năng chi trả

Trong trường hợp này anh trai bạn nên có liên lạc chính thức với bên ngân hàng thông báo về tình trạng anh trai xuất khẩu lao động và thỏa thuận hợp lý với X về việc chi trả khoản nợ trên. Bên cạnh đó, về vấn đề trục xuất thì vấn đề này của anh trai nếu chưa đủ căn cứ bị truy cứu trách nhiệm mà dừng lại ở quan hệ dân sự về vay tiền thì anh trai sẽ không bị trục xuất theo quy định pháp luật.

-----

3. Tư vấn về lãi suất cho vay và thời hiệu khởi kiện đòi tiền cho vay

Câu hỏi:

Em chào Luật Sư!luật sư có thể giúp em được không ạ vì em đang có câu hỏi thắc mắc ạ! Em có vay lãi cho một người hàng xóm nhưng em đứng tên vay hộ,giờ người đó cố tình không trả.lãi xuất vay là:vay 10 trieu thì mỗi tháng phải trả 750.000đ tiền lãi,vậy nếu em khỏi kiện ra tòa án thì em có bị quy vào tội cho vay nạng lãi không ạ?

Và hiện thời hạn vay trên hợp đồng đã quá hạn trả từ ngày 3/2/20xx, nếu như quá 2 năm mà em mới khởi kiện ra tòa thì có được giaie quyết không ạ?(trường hợp mà quá 2 năm em mới làm đơn khỏi kiện thì thì điều luật dân sự mới của pháp luật thì em có đòi được nợ không ạ?) em rất mong Luật sư tư vấn giúp em ạ!Em xin chân thành cảm ơn!chúc luật sư và quý công ty làm ăn phát đạt ạ!

Trả lời:

Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

>> Lãi suất cho vay là bao nhiêu thì phạm tội cho vay nặng lãi?

>> Tư vấn về thời hiệu kiện đòi tài sản cho vay

Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo