Lò Thị Loan

Vay tiêu dùng nhưng không có khả năng chi trả thì phải giải quyết như thế nào?

Hiện nay có rất nhiều loại hình cho vay tại các ngân hàng, quỹ tín dụng, công ty tín dụng, định chế tài chính… mà khách hàng có thể chọn lựa khi có nhu cầu vay cho một mục đích nào đó. Cho vay tiêu dùng là sản phẩm cho vay phổ biến tại nhiều ngân hàng trên thị trường. Đây cũng là một trong những vấn đề có nhiều khách hàng gặp phải khi vay không có khả năng chi trả.

1. Luật sư tư vấn pháp luật về vấn đề vay tiêu dùng.

Vay tiêu dùng là một dạng vay tiền theo 2 dạng là tín chấp và thế chấp, mục đích của hình thức vay này là hỗ trợ người vay có được một khoản tiền cụ thể để có thể dùng chi tiêu, mua sắm, tổ chức đám cưới, du học, du lịch, xây nhà, sửa nhà…

Khác với hình thức vay vốn kinh doanh cần chứng minh năng lực chi trả của cá nhân người vay cũng như tính khả thi của dự án kinh doanh, thì vay vốn tiêu dùng lại không cần chứng minh quá nhiều. Chính vì lý do đó, nhiều người tiến hành thực hiện vay sau đó không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán số tiền vay của mình. Vậy trường hợp không có khả năng chi trả số tiền đã vay thì phải giải quyết như thế nào?

Đây là thắc mắc, đã có rất nhiều khách hàng đã liên hệ với Luật Minh Gia để được tư vấn. Nếu bạn cũng có những thắc mắc, băn khoăn về vấn đề này thì hãy liên hệ với Luật Minh Gia, Luật sư chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn để bạn nắm được các quy định về vấn đề này.

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169 , bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm thông qua tình huống chúng tôi tư vấn sau đây: 

2. Luật sư tư vấn về vấn đề vay tiêu dùng không có khả năng trả.

Câu hỏi tư vấn: Cho tôi hỏi? Lúc dịch kinh tế khó khăn phía bên công ty tài chính có điện thoại tư vấn vay tiêu dùng. Cho tôi vay qua điện thoại chứ không ký bất kì hợp đồng nào. Số tiền 49.000tr trong vòng 36 tháng. Lúc đầu tư vấn mỗi tháng đóng có 1tr mấy. Nhưng đến khi tôi đồng ý vậy, bên công ty chuyển khoản cho tôi số tiền 47.000tr nói tiền hồ sơ gì đó nên chỉ nhận được bao nhiêu đó và đồng thời phải góp hàng tháng là 2.256 ngàn. Tới nay tôi đã đóng được 8 kỳ rồi và muốn thanh lý hợp đồng sớm. Tôi có điện thoại về phía công ty để yêu cầu thanh lý. Phía công ty bắt buộc tôi phải đóng thêm 49tr nữa mới thanh lý được. Và tôi không chấp nhận. Vậy cho tôi hỏi tôi phải làm sao?

Luật sư tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp bạn có vay tiêu dùng của công ty tài chính số tiền 49 triệu trong vòng 36 tháng. Sau đó bạn chỉ nhận được số tiền 47 triệu đồng thời phải trả góp hàng tháng là 2.256.000 đồng. Tới nay bạn đã đóng được 8 kỳ và muốn thánh lý hợp đồng sớm. Tuy nhiên khi bạn gọi điện về phía công ty tài chính thì công ty yêu cầu bạn đóng them 49 triệu thì mới thanh lý được. Do, đó đối với trường hợp của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Thứ nhất về nghĩa vụ trả nợ của bên vay

Theo quy định tại Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì bên vay có nghĩa vụ phải trả đủ tiền khi đến hạn theo nội dung thỏa thuận đã ký trong hợp đồng vay với công ty tài chính.  Do đó, bạn phải thực hiện thanh toán đầy đủ từng kỳ theo như thỏa thuận là mỗi tháng trả góp là 2.256.000 đồng.  

Thứ hai về vấn đề thanh lý hợp đồng vay trước thời hạn

Căn cứ quy định tại Điều 470 Bộ luật dân sự 2015:

"Điều 470. Thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn

1. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.

2. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác".

Theo quy định của pháp luật, hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn (trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác).

Do đó, trường hợp bạn muốn thanh lý hợp đồng trước thời hạn, bạn cần thỏa thuận với công ty tài chính và hoàn tất thủ tục thanh toán khi thanh lý hợp đồng như hai bên đã thỏa thuận. Tuy nhiên, bạn yêu cầu thanh lý nhưng công ty tài chính yêu cầu bạn nộp thêm 49.000.000 đồng nếu bạn không đồng ý bạn phải liên hệ trực tiếp công ty để yêu cầu công ty giải đáp về khoản tiền gốc đã vay, lãi suất hàng tháng,…Trường hợp, nếu công ty tài chính không đồng ý cho bạn thanh lý hợp đồng nếu bạn không nộp đủ 49 triệu đồng, bạn vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng hạn khoản tiền vay trả góp. Nếu như bạn không trả, bạn sẽ có thể phải chịu tiền phạt chậm trả, tiền lãi quá hạn và có tên trong danh sách nợ xấu.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo