LS Nguyễn Thùy Dương

Vay tiền rồi bỏ trốn có phải là tội phạm?

Nếu người vay tiền bỏ trốn không hoàn trả số tiền đã vay thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Việc thành khẩn khai báo và thú tội sẽ được hưởng những khoan hồng nào từ pháp luật?

 

Câu hỏi yêu cầu tư vấn: Chào luật sư công ty Luật Minh Giatôi hỏi em tôi trước đây làm cầm đồ và được bạn bè cho vay để hùn vốn theo hình thức trả lãi ngày tương đương 2.000 đông/1 triệu. nhưng lúc có khách lúc không, dẫn tới em tôi phải giữ lại để phòng trường hợp có khách mới có tiền cho vay dẫn tới hàng tháng phải trả lãi cho người cho vay bằng chính số tiền đó và em tôi có tiêu xài cá nhân, ai gửi tiền em tôi cũng nhận rồi lấy của người này trả người kia và trả lãi tương đương số tiền lãi số tiền em tôi trả bằng số tiền gốc. Sau thời gian dài không có khách vay dẫn tới thâm hụt 1 cách nghiêm trọng. e tôi đã bị đòi nợ số tiền gốc đã gửi em tôi trong thời gian trước đây là gần 3 năm mặc dù số tiền hàng tháng tháng trả = số tiền gốc, cho giang hồ tới phá hoại nhà cửa rồi ném mắm tôm vào nhà. dẫn tới e tôi phải tránh mặt 1 thời gian dài. chính vì vậy các chủ nợ đã gửi đơn kiện em  và 3 lần bị triệu tập lên CQCSĐT do e tôi không liên lạc về nhà dẫn tới không biết đồng nghĩa bị truy nã sau 5 năm em tôi bị ngã và nhập viện có liên lạc về nhà và nói ở đâu gia đình tới chăm sóc và nói cho em tôi biết sự việc, sau khi điều trị xong để về trình diện, em tôi tránh mặt gđ 5 năm sống hoàn toàn bằng chính tên của bản thân ko sống hay ẩn nấp gì cả? Như vậy cho tôi hỏi em tôi sẽ phạm tôi gì và được hưởng gì sau khi ra trình diện và và chấp hành đầy đủ cũng ăn năn hối cải để làm lại từ đầu. xin cảm ơn 

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

 Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Điều 175 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:

 

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

 

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

 

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.”

 

Theo thông tin bạn cung cấp em bạn có vay tiền của một số cá nhân để kinh doanh nhưng sau đó vấn đề kinh doanh không thuận lợi nên em bạn mất khả năng trả nợ và đã tránh mặt họ một thời gian. Cơ quan công an có gửi đơn triệu tập em bạn 3 lần lên giải quyết nhưng em bạn không lên. Như vậy, với trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền đã có căn cứ cho rằng em bạn có hành vi gian dối, bỏ trốn em bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 175 đã nêu trên.

 

Nếu em bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì gia đình bạn có thể yêu cầu cơ quan điều tra xem xét các tình tiết giảm nhẹ để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi xét xử cho em bạn.  

 

Điều 51 Bộ luật hình sự quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:

 

“1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

 

a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

 

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

 

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

 

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

 

đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

 

e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

 

g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

 

h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

 

i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

 

k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

 

l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

 

m) Phạm tội do lạc hậu;

 

n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

 

o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

 

p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

 

q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

 

r) Người phạm tội tự thú;

 

s) Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;

 

t) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm;

 

u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

 

v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

 

x) Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng.”

 

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Vay tiền rồi bỏ trốn có phải là tội phạm?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

Cv Nguyễn Thùy Dương - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo