Hoài Nam

Vay tiền không có hợp đồng vay có thể đòi lại?

Thưa luật sư, cho tôi hỏi về việc đòi lại tiền cho vay khi không có hợp đồng như sau: Tôi cho con dâu mượn 200 triệu đặt cọc vào ngân hàng làm chi nhánh thu tiền điện. Đến nay con dâu tôi đã làm đơn xin nghỉ việc, ngân hàng đã trả lại con dâu tôi số tiền trên. Khi đặt cọc cho con dâu tôi, tôi không viết giấy tờ gì. Hiện nay tôi muốn lấy lại số tiền trên thì phải làm thế nào? hành vi của con dâu tôi có phải là lừa đảo không. Tôi phải làm thủ tục những gì?

 

Trả lời:

 

Chào bác! Cảm ơn bác đã tin tưởng và lựa chọn Luật Minh Gia. Đối với trường hợp của bạn, tôi tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, về vấn đề yêu cầu con dâu trả nợ:

 

Theo như bác trình bày thì bác có cho con dâu vay số tiền 200 triệu đồng và không có giấy tờ gì. Do vậy, nếu đã đến thời hạn trả nhưng con dâu bác chưa trả cho bác thì bác có quyền yêu cầu con dâu bác trả lại bác khoản tiền này, và tiền lãi trong những ngày chậm trả theo quy định tại điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015.

Trong trường hợp đã quá hạn và con dâu bác không chịu trả tiền thì bác có quyền nộp đơn khởi kiện ra tòa án cấp huyện nơi con dâu bác cư trú yêu cầu giải quyết.

Tuy nhiên, khi yêu cầu tòa án giải quyết bác phải đưa ra được căn cứ , tài liệu để chứng minh giữa bác và con dâu có giao kết hợp đồng  vay tiền bằng miệng hoặc có xác nhận của những người làm chứng có biết về giao dịch này để làm căn cứ xác minh giải quyết vụ việc.

 

Thứ hai, về vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự:

 

Căn cứ theo quy định tại điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015. Cụ thể:

 

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ

 

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó.

 

Về khách quan, phải có hành vi dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản. Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội.Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.

- Về mặt chủ quan, lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.

- Khách thể là quyền sở hữu tài sản của người khác.

- Chủ thể là bất cứ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

 

Việc xác định căn cứ cấu thành tội phạm sẽ theo kết luận của cơ quan điều tra. Với trường hợp trên nếu có các căn cứ trên thì bác có thể gửi tố giác đến cơ quan công an để xem xét. Tuy nhiên nếu không căn cứ trên đây thì không cấu thành tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Vay tiền không có hợp đồng vay có thể đòi lại?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng
CV Lê Yến - Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo