Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Vay tài sản nhằm mục đích lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Hỏi: Xin chào luật sư, xin hỏi tôi cho người ta vay 80 triệu đồng với lãi suất 2%/ tháng có giấy vay nợ nhưng không có quốc hiệu nhưng hiện người ta đã chạy nợ khỏi đi địa phương vậy tôi có thể đòi lại số tiền đã cho vay không? Và tôi phải làm như thế nào? Xin cảm ơn.

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo như thông tin bạn cung cấp, bạn cho người khác vay nợ tài sản có giấy tờ vay tuy nhiên không có quốc hiệu và hiện nay người đó đã bỏ trốn. Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên và không nhất thiết phải được lập thành văn bản cụ thể và có thể được giao kết bằng lời nói. Căn cứ:

 

Điều 463 – Bộ luật dân sự 2015 quy định vềHợp đồng vay tài sản như sau:

 

“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

 

Căn cứ vào quy định trên của pháp luật, chỉ cần xác định được có căn cứ về việc vay và cho vay giữa hai các bên mà bên vay hiện đã bỏ trốn thì đều có căn cứ để thực hiện việc khởi kiện đòi tài sản. Trong trường hợp bạn cho người kia vay nợ có thời hạn vay hay không, nếu như có quy định về thời hạn vay mà đến hạn người vay không trả được nợ thì bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện người đó ra toàn yêu cầu trả lại tài sản. Nghĩa vụ của người vay nợ được quy định như sau:

 

Điều 466– Bộ luật dân sự 2015 quy định về Nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

 

“1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

 

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác…”

 

Trong trường hợp của anh, bên vay đã có dấu hiệu bỏ trốn khỏi nơi cư trú để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ hay nói cách khác là có dấu hiệu lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Do đó, bạn hoàn toàn có quyền làm đơn tố cáo gửi ra phía cơ quan công an nơi bạn đang cư trú yêu cầu họ giải quyết về trường hợp này. Bạn cần cung cấp đầy đủ căn cứ chứng minh về việc người đó đã vay nợ tài sản của mình và hiện nay bỏ trốn để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ. Cơ quan điều tra sẽ xác minh về vấn đề này và nếu như thấy có dấu hiệu phạm tội, cơ quan điều tra sẽ truy tố người này ra trước pháp luật.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Vay tài sản nhằm mục đích lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến - Số 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

Luật gia Đào Quang Vinh - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo