Trần Diềm Quỳnh

Vay nợ nhưng không có khả năng trả thì giải quyết như thế nào?

Luật Sư tư vân về vấn đề vay nợ nhưng không có khả năng trả thì giải quyết như thế nào? Nội dung tư vấn như sau:

 

Gia đình e đang gặp một rắc rối về luật vay mượn. Vì gia đình e củng nghèo ,không có học vấn thiếu hiểu biet . nếu không biết thì phải hỏi người biết. Nên e lên mạng và tìm đến luật sư .rất mong luât sư giúp gia đình e với. Em xin trình bày sự việc : Vào năm 2013 chị gái e có vay một khoảng tiền là 100triệu của bọn cho vay xã hội để kinh doanh làm ăn nhưng không viết giấy nợ. Trong thời gian mượn chị vẩn đóng tiền lãi đầy đủ. Sau 2năm kinh doanh thất bại . chị không còn gì . công việc làm củng mất do bên chủ nợ là thành phần xã hội và dí nợ chị quá . chị nghĩ và đi làm thuê. Từ Thời gian nghỉ viec chị không đóng tiền lời. Cho den 2016 thoi gian chị gái đi làm . chủ nợ cùng vài thanh niên xuống nhà e. Gặp ba e và yêu cầu ba e viết giấy nợ. Và ba e đã viết. Sau đó chủ nợ khởi kiện ba em. Đồng thời tòa án lập đơn mời chị gái em. Chị e lên và nhận đó là khoảng nợ của chị và chủ nợ. Sau hai lần mời thì tòa ra quyết định sử. Chị e củng muốn trả cho xong nợ . nên chị chấp nhận một tháng trả 4triệu. Mặc dầu cong việc làm mot thang duoc 7triệu chưa chi phí sinh hoạt. Chị trả dều theo tòa sử cho đến tháng 7 chị sanh em bé. Rồi cuộc sống lại bế tắc .chị gọi điện thoại cho chủ nợ xin khắc nợ vài tháng.  Khi nào chị đi làm lại chị trả. Chưa đầy một tháng chị moi sinh xong. Tòa lại mời ba e lên . bên tòa soạn đơn và kêu ba e ký tên thôi. Ba e thì sợ pháp luat . kêu gì làm đó.ba e đã ký. Ý Nội dung đơn là: Trong đơn có nói chị e có  hứa tháng 10 này trả số tiền góc còn lại là 50 triệu. Nhưng thật sự chị không có nói. Sau 10/11 chị e không trả .ba e phải thay mặt chị trả .nếu không tòa cưởng chế nhà . vì chuyện này áp lực tinh thần ba e buồn Không ăn uống gì và bệnh nhập viện. Còn chị gái e đang trong thoi gian thai sản . e sợ chị lo mà hậu sản . Luật sư ơi ! E không biết phãi làm sao. Giờ gia đình e đau khổ quá. Bay gio gia đình e phải làm gì. Giúp e voi. Em chờ trả lời cua luat sư Em cam on .

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, trường hợp này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

 

Căn cứ tại điều 463 Bộ Luật Dân Sự năm 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản như sau: "Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định."


Điều 466 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay:


"1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.


2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý."


Theo quy định, khi đến hạn trả thì bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.


Như vậy thông tin bạn đã cung cấp thì chị bạn có vay tiền nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn nên chị bạn không trả được nợ nên vì thế bên cho vay đã kiện chị bạn ra Tòa án để đòi lại tài sản.


Về việc có hứa tháng 10 này trả số tiền góc còn lại là 50 triệu thì bạn cần phải xem lại quyết định của Tòa án xem Tòa án tuyên là chị bạn sẽ phải trả lại số tiền gốc còn lại là khi nào. Nếu trong quyết định của Tòa án là tháng 10 chị bạn phải trả số tiền gốc còn lại thì chị bạn phải có nghĩa vụ trả lại số tiền gốc còn lại đó. Nếu chị bạn không thực hiện được thì sau 10/11 bố bạn phải thay mặt chị trả. Trường hợp nếu như trong quyết định của Tòa án  không ghi rõ thời hạn phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì căn cứ theo Điều 30 Luật Thi Hành án năm 2008. Thời hiệu yêu cầu thi hành án quy định: 


“1. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.


Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.


2. Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của Luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.

 

3. Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.”

 

Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án và sẽ do chấp hành viên được phân công thi hành án thực hiện, gia đình có quyền yêu cầu thi hành án trong vòng 5 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật để yêu cầu phía bên kia thi hành bản án cho gia đình.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.
CV tư vấn: Nguyễn Thị Ngọc Anh - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo