Phương Thúy

Vay ngân hàng quá hạn không có khả năng thanh toán xử lý thế nào?

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về hợp đồng vay tiền? Nếu bên vay chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì bên cho vay có thể giải quyết như thế nào? Nếu bên vay không có khản năng thanh toán thì bên còn lại có thể làm gì? Công ty

1.Luật sư tư vấn về pháp luật dân sự

Hiện nay, để giải quyết những khó khăn về tài chính, kinh tế, xã hội của mình, các chủ thể có các lựa chọn, cách thức giải quyết khác nhau. Một trong các lựa chọn tối ưu, được sử dụng nhiều hiện nay là vay tài sản của người khác. Như vây, hợp đồng vay tài sản là phương tiện pháp lý được sử dụng phổ biến đối với các chủ thể hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng, một trong hai bên có thể vi phạm nghĩa vụ hợp đồng làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên còn lại. Để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn có thể sử dụng nhiều phương thức khác nhau để giải quyết vấn đề phát sinh nhưng không phải phương pháp nào cũng có thể giải quyết cụ thể, triệt để được vấn đề tranh chấp.

Để tránh các tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng vay tài sản, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên trong hợp đồng, quý khách hàng có thể liên hệ với công ty Luật Minh Gia thông qua hình thức gửi Email tư vấn hoặc liên hệ qua tổng đài 1900.6169 để được hỗ trợ tư vấn về các vấn đề mình đang vướng mắc.

2. Tư vấn về cách thức giải quyết khi bên vay tài sản chậm

Nội dung câu hỏi: Kính thưa luật sư. 2 năm trước tôi có đứng ra vay ngân hàng giùm bạn tôi,số tiền là 25 triệu. Đóng mỗi tháng là gần 2 triệu trong vòng 2 năm. 2 Tháng đầu bạn tôi nhờ tôi đóng binh thường,qua tháng sau bạn tôi bỏ trốn . Giấy tờ là tôi đứng ra vay..tôi thuộc diện khó khăn,chỉ là công nhân mức lương 6 triệu.mỗi tháng tôi chi trã sinh hoạt không đủ nên không có khả năng trã lãi cho ngân hàng.hiện giờ tôi đã nợ 2 năm,tôi đang để dành tiền để trã lại số tiền gốc 25 triệu cho ngân hàng,và tôi định sẽ nói với họ cho tôi hồi vốn tôi không có khả năng trã lãi. Tôi không có ý định bỏ trốn hay khất nợ,chỉ là tôi đang đi làm để dành trã lại số tiền 25 triệu. Vậy tôi định khi tôi gom đủ tôi sẽ trã lại ngân hàng,vậy tôi có bị truy tố không?ngân hàng có kiện tôi không?hay cho tôi trã lại vốn mà không truy tố?? Kính mong luật sư trã lời sớm. Cám ơn luật sư!

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của bạn đến công ty Luật Minh Gia. Với những thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ vào Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:

Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Theo đó, pháp luật quy định Nghĩa vụ trả nợ của bên vay tại Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

“1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Hợp đồng giữa bạn và ngân hàng là hợp đồng vay tài sản có lãi. Do đó,  Khi hết thời hạn vay 2 năm thì bạn có nghĩa vụ trả đủ tiền vay là 25 triệu đồng cùng khoản tiền lãi cho ngân hàng. Theo thông tin bạn cung cấp, bạn không có khả năng thanh toán lãi và định khi gom đủ số tiền sẽ trả lại cho ngân hàng, trường hợp này bạn có thể thỏa thuận với ngân hàng gia hạn hợp đồng để bạn có thêm thời gian thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình hoặc thỏa thuận về việc trả góp khoản nợ thay vì trả một lần theo yêu cầu của ngân hàng. Trong trường hợp bạn không có khả năng thanh toán hết số nợ ngân hàng thì bạn có thể bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Điều 71 Luật thi hành án dân sự 2008 như sau:

“Điều 71. Biện pháp cưỡng chế thi hành án

1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.

2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.

3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.

4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.

5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.

6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.”

Như vậy, nếu hết thời hạn gia hạn nghĩa vụ trả nợ mà bạn vẫn không thể trả nợ, phía ngân hàng có quyền yêu cầu Tòa án can thiệp, cưỡng chế thi hành án. Khi đó, tài sản thuộc quyền sở hữu của bạn  có thể bị đem ra xử lý để thanh toán nợ.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo