Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Hủy bỏ hợp đồng mua hàng trả góp có được không?

Bên mua hàng có thể thực hiện thủ tục hủy bỏ hợp đồng mua bán hàng hóa khi không có nhu cầu sử dụng không? Luật sư tư vấn cụ thể trường hợp này như sau:

1. Tư vấn quy định về mua hàng trả góp

Mua hàng hóa thông qua hình thức trả góp là một trong những hình thức được rất nhiều các bên trong hợp đồng mua bán thực hiện. Hình thức này vừa đảm bảo bên bán bán được hàng hóa vừa đảm bảo cho bên mua có thể mua được hàng hóa mà không cần thanh toán luôn toàn bộ giá trị hàng hóa tại thời điểm mua hàng. Tuy nhiên, hình thức này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các bên trong quá trình thực hiện đặc biệt là khi chưa nắm rõ được các vấn đề pháp sinh khi ký kết loại hợp đồng này.

Để tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa thông qua hình thức trả góp quý khách có thể liên hệ với Công ty Luật Minh Gia để được chúng tôi hỗ trợ tư vấn cụ thể trường hợp mình đang vướng mắc.

2. Hủy bỏ hợp đồng mua hàng trả góp tại ngân hàng thế nào?

Nội dung câu hỏi:

Chào luật sư. Em muốn luật sư tư vấn giúp em. Hôm trước em có mua bộ sản phẩm O spa với hình thức trả góp qua ngân hàng vpbank. Em đã đăng kí mua, nhưng bây giờ em thấy điều kiện không đủ để trả cho ngân hàng hàng tháng. Sản phẩm em cũng chưa đụng tới vẫn còn nguyên. Em có mang gửi trả lại công ty và bảo giúp em hủy hợp đồng. Nhưng công ty không đồng ý, bảo em mua rồi là không được trả. Vậy em có thể mang sản phẩm trả lại công ty và hủy hợp đồng với bên bán sản phẩm và ngân hàng được không?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau: 

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn có ký hợp đồng mua sản phẩm dưỡng da với hình thức trả góp tại ngân hàng VP bank. Các bên đã ký kết xong hợp đồng, hàng hóa đã được bên bán giao cho bạn và bạn cũng đã ký hợp đồng trả góp qua ngân hàng. Hiện tại bạn đang có ý định hủy bỏ hợp đồng mua bán cũng như hợp đồng trả góp tại ngân hàng. Hiện nay pháp luật có quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng tại Điều 422 Bộ luật dân sự 2015 như sau:  

“Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:

1. Hợp đồng đã được hoàn thành; 

2. Theo thỏa thuận của các bên; 

3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện; 

4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện; 

5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;

6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này; 

7. Trường hợp khác do luật quy định.”

Với trường hợp của bạn nếu bạn muốn chấm dứt thực hiện hợp đồng thì phải thuộc các trường hợp pháp luật đã nêu trên. Trước hết, bạn nên kiểm tra lại hợp đồng mà mình đã ký kết để xác định các trường hợp bạn được quyền chấm dứt hợp đồng căn cứ theo nội dung của hợp đồng.

Nếu thuộc các trường hợp mình được quyền chấm dứt theo nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng thì bạn dựa trên căn cứ đó để trao đổi với các bên về vấn đề chấm dứt này.

Nếu không thuộc nội dung chấm dứt đã thỏa thuận thì bạn có thể chấm dứt hợp đồng theo các trường hợp hủy bỏ hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng khi có căn cứ theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

Điều 423 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về hủy bỏ hợp đồng như sau: 

“1. Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:

a) Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận; 

b) Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng; 

c) Trường hợp khác do luật quy định. 

2. Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. 

3. Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.”

Bên cạnh đó, Điều 428 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng như sau:

1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

...”

Như vậy, chỉ khi thuộc các trường hợp đã được pháp luật quy định thì bạn mới có căn cứ để thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng mà không cần bồi thường thiệt hại.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo