LS Ngọc Anh

Có được tự ý thay đổi di chúc?

Chào anh chị! Em muốn hỏi luật sư về vấn thừa kế di chúc như sau : Gia đình bố mẹ có 6 người con 3 con trai và 3 con gái. Năm 1994 người bố mất đi và có dặn lại mẹ sau này chia tài sản cho các con. Đến năm 2007 ng mẹ họp gia đình lại để viết di chúc

Câu hỏi: Chào anh chị !Em muốn hỏi luật sư về vấn thừa kế di chúc như sau : Gia đình bố mẹ có 6 người con 3 con trai và 3 con gái. Năm 1994 ng bố mất đi và có dặn lại mẹ sau này chia tài sản cho các con. Đến năm 2007 ng mẹ họp gia đình lại để viết di chúc.Lúc đó có mặt mẹ, 3 người con trai và có mời 2 người em trai của bố chứng kiến ( do các con gái ở xa nên không có mặt) Trong di chuc tất cả mọi người có mặt đều đồng ý và nhất trí chia như sau : vì là đất của các cụ để lại nên phải để 1 phần đất xây từ đường của dòng họ. Một người con trai thứ 2 thì đã có 1 phần đất của bố mẹ và làm sổ đỏ đứng tên mình. Phần đất còn lại cả bố mẹ sẽ chia nốt cho 2 người con trai cả và con trai thứ 3. Di chúc đã có đầy đủ chữ ký của mẹ , 3 ng con trai và 2 em trai của bố và đã được địa chính tại địa phương công nhận, ký đóng dấu theo đúng pháp luật.Năm 2017 người mẹ qua đời và trong di chúc có viết sau khi mẹ qua đời 2 ng con trai đc chia đất sẽ có trách nhiệm trông coi trồng cây thu hoạch để lấy tiền sau 3 năm còn lo công việc cho mẹ và sau 3 năm đó 2 người con sẽ đc toàn quyền sử dụng phần đất đã được chia.Người con trai cả do bệnh nên đã mất năm 2010. Nhưng đến năm 2018, người con trai thứ 2 và thứ 3 cùng 3 người con gái đã họp bàn và chia lại đất thành 6 phần bằng nhau mỗi người 1 phần mà không có mặt của gia đình người con trai cả (ko có mặt của chị dâu cả hoặc các cháu)Em muốn hỏi luật sư là nếu năm 2018 các con tự chia lại đất mà ko có mặt của gia đình ng con trai cả thì có đúng pháp luật ko và có được công nhận không ? Hay vẫn phải làm theo như di chúc mẹ để lại năm 2007Em rất mong luật sư tư vấn giúp eEm xin chân thành cảm ơn-- Trân trọng !

 

Trả lời tư vấn: cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia. Vấn đề của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

 

Về việc người thừa kế tự ý chia lại di sản không tuân theo di chúc

 

Căn cứ vào quy định pháp luật tại Điều 615 Bộ luật dân sự 2015 về Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại:

 

“1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

 

3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân”.

 

Trong trường hợp này, người con trai thứ hai và người con trai cả được giao nghĩa vụ trông coi một phần đất trong 3 năm và sau thời gian đó sẽ được toàn quyền sử dụng nhưng người con cả lại mất trước. Hành vi người con trai thứ hai người con trai thứ 2 và thứ 3 cùng 3 người con gái đã họp bàn và chia lại đất thành 6 phần bằng nhau mỗi người 1 phần mà không có mặt của gia đình người con trai cả, đã không tuân thủ nghĩa vụ mà di chúc để lại.

 

Trường hợp này, tuy người con cả đã mất nhưng có quyền hưởng di sản của bố mẹ để lại, do trong bản di chúc hợp pháp đã có tên người này. Nếu người anh cả mất thì di sản bố mẹ để lại lúc này đã trở thành tài sản thuộc quyền sở hữu của anh ta, và sẽ tiếp tục được chia thừa kế cho vợ và các con của người anh này. Việc những anh chị em khác trong gia đình tự ý thỏa thuận định đoạt khối tài sản mình không có quyền thừa kế là trái quy định của pháp luật. Họ có thể tự ý thỏa thuận bằng văn bản, tuy nhiên khi thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng, công chứng viên sẽ không chấp nhận công chứng văn bản này, do vi phạm nghĩa vụ người chết để lại, đồng thời việc phân chia di sản buộc phải được sự thông qua của những người có quyền với khối di sản đó - mà trong trường hợp này đã bao gồm cả vợ và con của người anh đã mất.

 

Vợ, con của người anh cả hoàn toàn có thể đưa đơn yêu cầu cơ quan chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

 

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
Luật gia / CV tư vấn: Khánh Linh - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo