Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Quy định của pháp luật về tài sản bảo đảm

Nguyên tắc xử lý vật chứng được quy định chặt chẽ trong Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Để hiểu rõ hơn các vấn đề về việc thu thập vật chứng, bảo quản, xử lý vật chứng và cơ quan có thẩm quyền xử lý vật chứng trong vụ án hình sự. Luật Minh Gia xin được tư vấn thông qua câu hỏi dưới đây

 

Câu hỏi yêu cầu tư vấn: Năm 2017, tôi có cho 1 người vay tiền mặt và sử dụng biện pháp giao dịch bảo đảm là Ngôi nhà trị giá 2 tỷ. Tôi ra văn phòng công chứng làm “Hợp đồng cho vay có biện pháp đảm bảo” (căn nhà nói trên) với số tiền là 1,3 tỷ.

Hợp đồng có thời hạn là 03 tháng và đến nay đã hết hạn 01 năm. Do bên vay vỡ nợ nên đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú, nhưng trước khi bỏ trốn có làm giả bìa đỏ ngôi nhà trên và cầm đồ cho 1 cửa hiệu 500 triệu( giấy tờ viết tay). Trong hợp đồng công chứng có nêu: nếu bên vay không có mặt (hoặc không hợp tác) khi hết hạn thì tôi đơn phương đưa tài sản đảm bảo ra bán đấu giá để thu hồi tiền vay. Nhưng khi đưa ra để xử lý thì chủ cửa hiệu cầm đồ trên có đưa đơn ra cơ quan công an (gồm bìa đỏ giả và giấy vay tiền) tố cáo là bị lừa đảo, vì vậy cơ quan chức năng dừng việc xử lý tài sản trên và đưa ra yêu cầu phải bắt được người vay trên mới giải quyết. Như vậy là đúng hay sai, bây giờ tôi phải làm như thế nào để xử lý tài sản trên để thu hồi tiền về. Rất mong nhận được sự trả lời. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi yêu cầu tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Bạn có cho 1 người vay tiền mặt và sử dụng biện pháp giao dịch bảo đảm là Ngôi nhà trị giá 2 tỷ, có lập và đã công chứng Hợp đồng cho vay có biện pháp đảm bảo với số tiền là 1,3 tỷ, hợp đồng có thời hạn 3 tháng và đến nay đã hết hạn 1 năm. Do bên vay vỡ nợ nên đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú, nhưng trước khi bỏ trốn có làm giả bìa đỏ ngôi nhà trên và cầm đồ cho 1 cửa hiệu 500 triệu( giấy tờ viết tay).

Hành vi của người vay tiền bạn đối với hiệu cầm đồ có dấu hiệu cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 nên chủ cửa hiệu cầm đồ có quyền tố cáo hành vi này với cơ quan công an.

Cơ quan công an cần điều tra, tìm hiểu để quyết định có khởi tố vụ án hình sự hay không?

Tại Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định như sau:

Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 37, việc xử lý vật chứng được coi là một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Điều tra viên trong quá trình điều tra vụ án hình sự.

Điều 89 của Bộ luật này có quy định khái niệm về vật chứng:

Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Ngôi nhà là tài sản trực tiếp liên quan đến tội phạm nên việc cơ quan chức năng dừng việc xử lí tài sản trên để thực hiện hoạt động điều tra là có căn cứ pháp luật.

Đối với trường hợp của bạn: Bạn cho người kia vay tiền, sử dụng ngôi nhà là biện pháp bảo đảm, hợp đồng đã được công chứng nên đã đầy đủ căn cứ pháp luật để có thể xử lí tài sản đó khi bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo quy định trong hợp đồng. Tuy nhiên, bạn không thể xử lí tài sản đó ngay mà phải chờ cơ quan điều tra làm rõ vụ việc. Vật chứng sẽ được xử lý theo nguyên tắc của Bộ luật Tố tụng Hình sự, cụ thể như sau:

Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 106 của Bộ luật này thì cơ quan, người có thẩm quyền có quyền xử lý vật chứng theo nguyên tắc xử lý vật chứng như sau:

...

2. Vật chứng được xử lý như sau:

a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;

b) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;

c) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.

3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;

b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án

...

 Như vậy, bạn nên làm đơn trình bày về việc bạn cho vay nợ và các giấy tờ chứng minh việc cho vay nợ, ở đây bạn có thể chứng minh bằng“Hợp đồng cho vay có biện pháp bảo đảm” của bạn với bên vay gửi đến cơ quan công an xã/phường/thị trấn hoặc công an cấp quận/huyện nơi bên vay cư trú để đảm bảo quyền lợi của mình được giải quyết theo đúng pháp luật.

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo