Hoàng Thị Nhàn

Tư vấn về việc xin gia hạn nợ và giảm lãi suất chậm trả Ngân hàng

Trong điều kiện kinh tế - xã hội phát triển như hiện nay, các khoản vay nợ tín dụng cũng như các khoản vay nợ dân sự diễn ra phổ biến. Vậy, trong trường hợp đến hạn mà chưa có khả năng trả toàn bộ khoản vay theo hợp đồng đã ký kết thì hậu quả pháp lý sẽ như thế nào? Phương án giải quyết trong trường hợp trên ra sao? , ….

1. Luật sư tư vấn về gia hạn khoản vay và lãi suất vay khi gia hạn

Vấn đề vay nợ hiện nay là vấn đề khá phổ biến, trong đó vay tín dụng chiếm tỉ trọng lớn, trong quá trình thực hiện hợp đồng vay có thể phát sinh các tranh chấp liên quan đến thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán vã lãi suất. Nếu bạn là cá nhân hoặc tổ chức đang thực hiện hoạt động vay tín dụng, đã đến thời hạn trả nhưng chưa có khả năng trả nợ, bạn cần tìm hiểu các quy định pháp luật về hợp đồng vay cũng như các quy định về hoạt động của các tổ chức tín dụng. Nếu bạn chưa hiểu hoặc chưa có thời gian tìm hiểu, hãy liên hệ với công ty Luật Minh Gia hoặc gọi tổng đài tư vấn: 1900.6169 luật sư của chúng tôi sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc cho bạn như:

- Tư vấn các quy định về hợp đồng vay tài sản;

- Tư vấn các quy định về xử lý tài sản bảo đảm trong hợp đồng vay;

- Tư vấn các trường hợp gia hạn nợ, giảm lãi suất khoản vay;

- Tư vấn tất cả các vấn đề mà bạn thắc mắc về hợp đồng vay tài sản.

Ngoài ra, để hiểu rõ hơn bạn có thể tham khảo tình huống sau đây để hiểu thêm về thỏa thuận gia hạn hợp đồng vay, thỏa thuận giảm lãi suất trong hợp đồng vay tài sản:

2. Hỏi về quy định gia hạn hợp đồng vay và giảm lãi suất trong hợp đồng vay tài sản

HỎI: Kính thưa luật sư, gia đình tôi có 5 chị em, ba chúng tôi mất cách đây rất lâu mẹ tôi mất năm 2011, sau khi ba mẹ mất chúng tôi được biết mẹ tôi có sử dụng quyền dử dụng đất để vay một khoản vay 1 tỷ 200 triệu từ ngân hàng. Lúc trước chúng tôi không có điều kiện để trả khoản vay trên do chị em chúng tôi không hòa thuận nên chị chúng tôi đã nộp đơn ra tòa xin phân chia tài sản

Theo phiên tòa hòa giải gần đây, tòa án đã hòa giải với phương thức chia 5 tài sản cũng như phần nợ của ngân hàng, do hoàn cảnh của tôi và người em út khó khăn chúng tôi xin ngân hàng giảm lãi đồng thời gia hạn trả nợ cho chúng tôi 3 tháng nhưng ngân hàng không đồng ý và tiến hành khởi kiện. Luật sư tư vấn trường hợp trên pháp luật quy định thế nào? Tôi xin cảm ơn. 

Trả lời: 
Cảm ơn bạn đã gửi nội dung đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau: 

Căn cứ theo các quy định tại Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng Số 1627/2001/QĐ-NHNN và Quyết định Số 783/2005/QĐ-NHNN VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG KHOẢN 6 ĐIỀU 1 CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ 127/2005/QĐ-NHNNNGÀY 3/2/2005 CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ CHO VAY CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG BAN HÀNH THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ1627/2001/QĐ-NHNN NGÀY 31/12/2001CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

"Điều 13. Trả nợ gốc và lãi vốn vay

1. Tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận về việc trả nợ gốc và lãi vốn vay như sau:

a) Các kỳ hạn trả nợ gốc;

b) Các kỳ hạn trả lãi vốn vay cùng với kỳ hạn trả nợ gốc hoặc theo kỳ hạn riêng;

c) Đồng tiền trả nợ và việc bảo toàn giá trị nợ gốc bằng các hình thức thích hợp, phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Đối với khoản nợ vay không trả nợ đúng hạn, được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng trả nợ đúng hạn và không chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ, thì số dư nợ gốc của hợp đồng tín dụng đó là nợ quá hạn và tổ chức tín dụng thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ; việc phạt chậm trả đối với nợ quá hạn và nợ lãi vốn vay do hai bên thoả thuận trên cơ sở quy định của pháp luật. Tổ chức tín dụng phân loại toàn bộ số dư nợ gốc của khách hàng vay có nợ quá hạn vào tài khoản cho vay thích hợp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3. Tổ chức tín dụng và khách hàng có thể thoả thuận về điều kiện, số lãi vốn vay, phí phải trả trong trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn.

4. Trả nợ vay bằng ngoại tệ: Khoản cho vay bằng ngoại tệ nào thì phải trả nợ gốc và lãi vốn vay bằng ngoại tệ đó; trường hợp trả nợ bằng ngoại tệ khác hoặc Đồng Việt Nam, thì thực hiện theo thoả thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng phù hợp với quy định về quản lý ngoại hối của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam".

"Điều 22. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ

1. Các tổ chức tín dụng tự quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, trên cơ sở khả năng tài chính của mình và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay:

a) Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả nợ trong các kỳ hạn tiếp theo, thì tổ chức tín dụng xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay.

b) Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay đúng thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả nợ trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.

Toàn bộ số dư nợ vay gốc của khách hàng có khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ được phân loại vào các nhóm nợ thích hợp theo quy định về phân loại nợ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Các tổ chức tín dụng phải ban hành quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; việc phân cấp, uỷ quyền cho các chi nhánh của mình quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ phải bảo đảm Hội sở chính nắm được kịp thời, đầy đủ và chính xác các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong toàn hệ thống. Các tổ chức tín dụng phải gửi quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho Thanh tra Ngân hàng Nhà nước ngay sau khi ban hành.

3. Đối với các khoản nợ vay được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, các tổ chức tín dụng phải báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với tổ chức tín dụng.”.

"Điều 23. Miễn, giảm lãi

Tổ chức tín dụng được quyết định miễn, giảm lãi vốn vay phải trả đối khách hàng theo các nguyên tắc sau đây:

1. Khách hàng vay bị tổn thất về tài sản dẫn đến khó khăn về tài chính

2. Mức độ miễn, giảm lãi vốn vay phù hợp với khả năng tài chính của tổ chức tín dụng;

3. Tổ chức tín dụng không được miễn, giảm lãi vốn vay đối với khách hàng thuộc các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 78 Luật Các tổ chức tín dụng.

4. Các tổ chức tín dụng phải ban hành Quy chế miễn, giảm lãi vốn vay đối với khách hàng được Hội đồng quản trị phê duyệt. Việc miễn, giảm lãi vốn vay đối với khách hàng chỉ được thực hiện khi tổ chức tín dụng có Quy chế miễn, giảm lãi vốn vay". 

Như vậy, đối với trường hợp của bạn, nếu Ngân hàng cho vay có Quy chế miễn, giảm lãi vốn vay thì bạn mới có thể thỏa thuận với Ngân hàng về việc xin giảm lãi vốn vay. Về việc gia hạn nợ, nếu xét điều kiện cũng như lý do xin gia hạn nợ của bạn là chính đáng thì Ngân hàng sẽ xem xét cho gia hạn nợ theo Điều 22 Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN, nhưng nếu bạn không đủ điều kiện được Ngân hàng gia hạn và không được điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc hoặc lãi hoặc không được gia hạn nợ gốc hoặc lãi, thì tổ chức tín dụng sẽ chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn. 

Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline 19006169 hoặc đến tư vấn trực tiếp tại văn phòng công ty Luật Minh Gia.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về việc xin gia hạn nợ và giảm lãi suất chậm trả Ngân hàng. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo