Phạm Việt Hằng

Tư vấn về vấn đề tự ý phá hoại đê điều

Xã tôi có tuyến đê bao ngăn lũ, triều cường hằng năm. Trong khu vực đê bao ngăn lũ đó có khoảng 50 hộ dân sinh sống chủ yếu làm vườn và nuôi cá.

 

Đến giữa năm 2016, Ông Giang là 1 trong 50 hộ dân sinh sống trên phần đất đó tự ý tiến hành đào đê bao, mặc cho các hộ dân khác đã ngăn cản và nói nếu Giang đào đất đê bao xuống thì Lũ về sẽ gây ngập lụt ảnh hưởng đến các hộ dân trên cùng phần đất. Vào khoảng tháng 10 do ảnh hưởng của Triều Cường nước sông dân lên nhanh, đoạn đê mà Giang đào bị sạc lỡ. Toàn bộ 11 hétta vườn và khoảng 20 tấn cá của 49 hộ dân còn lại lũ làm ngập úng, Cá chuẩn bị xuất bán thì đi hết. Thiệt hại tài sản của 49 hộ dân trên khoảng 200 triệu đồng. Vậy luật sư cho tôi hỏi Ông Giang có Phạm tội hủy hoại tài sản không, hay buộc vào tội gì? hình thức xử lý như thế nào ? mức phạt ra sao? Rất mong nhận được sự phản hồi sớm nhất từ luật sư.

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi xin giải đáp như sau:

 

Theo Luật Đê điều năm 2006:

Điều 5. Nguyên tắc hoạt động trong lĩnh vực đê điều

2. Bảo vệ đê điều là trách nhiệm của toàn dân, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân.”

 

Điều 24. Trách nhiệm bảo vệ đê điều

1. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi hoặc các tác động tự nhiên gây tổn hại hoặc đe dọa đến an toàn của đê điều thì phải báo ngay cho Ủy ban nhân dân nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước quản lý đê điều trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn và có biện pháp xử lý.”

 

Vì việc bảo vệ đê điều là trách nhiệm của toàn dân, khi phát hiện hành vi phá hoại đê điều bạn phải báo ngay cho Uỷ ban nhân dân xã hoặc cơ quan nhà nước quản lý đê điều của vùng bạn để kịp thời ngăn chặn và có biện pháp xử lý. Ở đây, tội danh của ông Giang đã phạm phải thuộc khoản 1 Điều 7 Luật Đê điều 2006:

 

Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Phá hoại đê điều”

 

Điều 46. Xử lý vi phạm pháp luật về đê điều

1. Người nào vi phạm pháp luật về đê điều thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”

 

Sau khi cơ quan chức năng tiếp nhận thông báo của bạn, qua quá trình điều tra cụ thể, tuỳ theo mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà cơ quan chức năng sẽ đưa ra hình phạt xử lý thích hợp đối với hành vi của ông Giang. Bạn cũng có thể tham khảo một số mức phạt hành chính trong lĩnh vực đê điều qua Nghị định số 129/2007/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về đê điều.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về vấn đề tự ý phá hoại đê điều. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

,

CV. Thu Phương – Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo