Nông Bá Khu

Tư vấn về vấn đề chia di sản thừa kế là nhà và đất theo pháp luật

Gia đình tôi có bố mẹ và 7 người con. Năm 2014 mẹ chúng tôi mất đi không để lại di chúc hay tâm thư nào, cha chúng tôi còn sống cùng 07 người con, (ông bà nội và ngoại đều đã chết). Nay vì lý do gia đình nên gia đình tôi muốn chia quyền sử dụng đất cho 7 người con và cả cha tôi. Cho tôi hỏi thăm luật sẽ chia như thế nào?


Yêu cầu tư vấn:

Cho tôi hỏi thăm về luật thừa kế, chia di sản là quyền sử dụng đất và nhà ở trên đất như sau:
Gia đình tôi có bố mẹ và 7 người con. Năm 2014 mẹ chúng tôi mất đi không để lại di chúc hay tâm thư nào, cha chúng tôi còn sống cùng 07 người con, (ông bà nội và ngoại đều đã chết). Nay vì lý do gia đình nên gia đình tôi muốn chia quyền sử dụng đất cho 7 người con và cả cha tôi. Cho tôi hỏi thăm luật sẽ chia như thế nào?
1/ chia quyền sử dụng đất và nhà trên đất thành 08 phần bằng nhau rồi chia cho 8 người ?
2/ Chia quyền sử dụng đất cho cha chúng tôi 50%, còn 50% còn lại (phần của mẹ chúng tôi) thì chia đều cho 07 người con?
3/ cho tôi hỏi thăm luật nào nói chi tiết đến việc này.
Tôi xin chân thành cảm ơn và mong nhận được email trả lời sớm nhất
 

Trả lời tư vấn: Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi yêu cầu tư vấn về công ty Luật Minh Gia. Theo nội dung yêu cầu tư vấn chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn theo 2 vấn đề chính sau: 

Vấn đề 1: việc chi di sản thừa kế theo pháp luật với di sản là mảnh đất và nhà trên mảnh đất.

Đầu tiên cần xác định là khi mất mẹ bạn có để lại di sản, theo quy định tại Ðiều 634 Bộ luật Dân sự 2005 thì: Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác

Theo quy định tại Điều 675, Bộ luật dân sự 2005 thì do khi mất không để lại di chúc hay tâm thư nào nên phần di sản của mẹ bạn sẽ chia thừa kế theo pháp luật - là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Xác định phần di sản của mẹ bạn trên mảnh đất đó: 

Theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi không biết phần di sản nào khác ngoài mảnh đất và ngôi nhà trên mảnh đất đó. Nên chúng tôi sẽ chỉ tư vấn cho bạn về việc chia di sản của mẹ bạn với di sản là mảnh đất và ngôi nhà trên mảnh đất đó.

Để tiến hành chia di sản thì cần phải xác định đó là tài sản riêng của mẹ bạn hay là tài sản chung của mẹ và bố bạn có được trong thời kỳ hôn nhân.

 

- Trường hợp thứ nhất, nếu đây là tài sản chung của bố mẹ bạn có được trong thời kỳ hôn nhân thì theo quy định tại Điều 66, Luật hôn nhân và gia đình 2014 :

Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.

 
Như vậy, trong trưòng hợp này mảnh đất và ngôi nhà trên mảnh đất đó được chia thành 2 phần bằng nhau. Bố bạn 1 phần và 1 phần còn lại là của mẹ bạn và di sản này sẽ chia thừa kế theo pháp luật.
 

- Trường hợp thứ hai, Nếu đây là tài sản riêng của mẹ bạn có được khi còn sống thì sẽ chia thừa kế theo pháp luật.

 
Cách chia di sản: phần di sản của riêng mẹ bạn để lại trong cả 2 trường hợp trên đều được chia thừa kế theo pháp luật với cách chia tương tự nhau và chỉ khác về giá trị di sản. Dưới đẫy là cách chia di sản:

Theo quy định tại Điều 676, Bộ LDS quy định về người thừa kế theo pháp luật:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

........

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Như vậy, Trong trường hợp của gia đình bạn thì do ông bà nội, ông bà ngoại của  bạn đã mất và nếu mẹ bạn không có bố nuôi, mẹ nuôi hoặc có nhưng đã mất và hiện tại có bố bạn và 7 người con còn sống. Như vậy di sản mẹ bạn để lại sẽ chia cho bố bạn và 7 anh em bạn. Nhưng tuy nhiên không phải ai trong số 8 người đó cũng sẽ nhận và được nhận phần di sản của mẹ bạn. Vì theo pháp luật có quy định trường hợp người không nhận di sản( Điều 642) và  người không có quyền hưởng di sản( Điêu 643, bộ luật này).

Theo các căn cứ pháp lý trên, thì nếu như bố bạn và 7 anh em bạn  không có ai thuộc vào các  trường hợp quy định tại Điều 643 hoặc Điều 642 của Bộ luật dân sự thì  cả bố bạn và 7 anh em bạn sẽ đều nhận được nhận di sản của mẹ bạn để lại sau khi đã hoàn trả các nghĩa vụ tài sản phát sinh khi mẹ bạn còn sống( Điều 683, Bộ luật dân sự 2005):

“2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia.”
 
Kết luận, vậy việc chia di sản của mẹ bạn để lại sau khi đã hoàn tất các nghĩa vụ tài sản phát sinh, có liên quan đến mẹ bạn khi còn sống sẽ được chia theo pháp luật và do đây là 1 mảnh đất và có nhà trên mảnh đất đó nên việc chia di sản này thì sẽ do bố bạn và 7 anh em bạn cùng thỏa thuận người nhận hiện vật. người nhận tiền tương đương với giá trị hiện vật hoặc sẽ bán mảnh đất và nhà trên đó đi và lấy tiền và chia đều. 

Vấn đề 2, một số văn bản pháp luật áp dụng:

Bộ luật dân sự 2005, quy định về thừa kế gồm các chương:

+ Chương XXII: Những quy định chung

+ Chương XXIV: Thừa kế theo pháp luật

+ Chương XXV: Thanh toán và phân chia di sản

- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

 Vậy rất mong bạn tham khảo và áp dụng vào tình hình thực tế của gia đình bạn.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về vấn đề chia di sản thừa kế là nhà và đất theo pháp luật. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng


Cv. Nguyễn Trọng Tân - Công ty Luật Minh Gia
 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo