Vũ Thanh Thủy

Tư vấn về trường hợp nguyên đơn không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa

Chào luật sư, luật sư có thể cho em hỏi. Em và chồng kết hôn được 4 năm, có được 1 cậu con trai, hiện giờ con em đang ở với em ,và Chồng em bỏ em đi đã 3 năm đi không về. Chồng em ở vĩnh Long còn em ở Diên Khánh _ Khánh Hòa.

 

 Sau khi chồng đi, em có tìm chồng nhờ ký đơn ly hôn và em về huyện nơi em ở để nộp, nhưng sau đó chồng em không về để giải quyết, cho đến 3 năm chồng e có về toàn án nhân dân huyện để nộp đơn ly hôn có ký tên chồng lại 1 lần nữa, nhưng khi tòa giải quyết gọi thì chồng không về. vậy luật sư giúp em, em phải làm cách nào để ở toàn án nhân huyện  giải quyết cho em, có thể cho e lời khuyên để em biết được không ạ. Xin chân thành cảm ơn

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tới Công ty Luật Minh Gia, với tình huống của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

 

Theo như bạn trình bày thì hiện tại bạn có nhu cầu ly hôn. Ban đầu hai bên có thỏa thuận với nhau cùng ký vào đơn xin ly hôn nhưng sau đó chồng bạn không về giải quyết. Lần thứ hai, chồng bạn có về nộp đơn ly hôn đơn phương và Tòa án có thụ lý hồ sơ nhưng khi giải quyết anh không có mặt.

 

Điều 227. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

 

1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

 

Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

 

2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

 

a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;

 

b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

 

c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;

 

d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;

 

đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.

 

Theo như quy định trên nếu trong trường hợp tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà chồng bạn không có mặt tại phiên tòa , không có lý do chính đáng hoặc không có đơn xin xét xử vắng mặt thì việc có mặt của chồng bạn không ảnh hưởng đến việc xét xử của Tòa án.

 

Do đó, trong trường hợp của bạn thì bạn có thể tiến hành đơn phương xin ly hôn, nộp hồ sơ lên Tòa án nơi bà chồng bạn đang cư trú để yêu cầu Tòa án giải quyết.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Đào Thị Trà - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo