Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Quy định về người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc

Chào luật sư! Tôi xin luật sư giúp tư vấn quy định về việc người hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc di chúc như sau. Bà nội tôi có tất cả 6 người con nhưng đã mất 2 người, hiện tại còn 4 người con và trong đó 3 người thì bà nội đã chia phần đất, còn người thứ 2 thì chưa lấy phần đất và hiện đang ở trên đất bà nội. Bà nội cũng 83 tuổi và đang bệnh chỉ nằm 1 chỗ và bà vẫn còn biết.

Người con gái thứ 3 của nội đang nuôi bệnh nội và nội có tiền ngân hàng thì người thứ 3 rút ra hết xây nhà. Hiện tại nội còn đất nhiều và ba tôi là người con thứ 6 có về đất của nội ở nhưng người thư 3 thì không cho ở. Bà nội thì cũng không thích ba tôi, tôi có nghe người thứ 3 đang mời luật sư để bà nội lập di chúc. Vậy luật sư cho tôi hỏi bà đã trên 80 tuổi vậy còn có hành vi dân sự để lập di chúc không? Hay để chính quyền chia đất? Và ba tôi có thể có phần không?  Tôi xin chân thành cảm ơn!

1. Tư vấn trường hợp người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi nội dung đề nghị tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia chúng tôi, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất về quyền lập di chúc của bà nội bạn

Theo quy định tại Điều 609 Bộ luật dân sự 2015:

“Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.”

Đồng thời Điều 625 Bộ luật dân sự 2015 quy định về điều kiện của người lập di chúc như sau:

“1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.

2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc”

Như vậy trường hợp của bà nội bạn thuộc Khoản 1 của Điều 625 nêu trên. Do đó nếu bà vẫn minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc thì bà hoàn toàn có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình và được pháp luật công nhận.

Thứ hai, về việc bố bạn có được nhận di sản thừa kế hay không

Pháp luật luôn tôn trọng quyền tự định đoạt của mỗi cá nhân với tài sản của họ, điều này vẫn đúng trong trường hợp một cá nhân tự định đoạt phân chia tài sản của mình trong di chúc. Tuy nhiên, pháp luật quy định một trường hợp ngoại lệ về quyền hưởng di sản của những người không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”

Theo đó, trường hợp bà bạn lập di chúc và không cho bố bạn hưởng di sản, nếu bố bạn không còn khả năng lao động và không thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản theo Khoản 1 Điều 621 (ví dụ:có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản, bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng…) thì theo quy định trên bố bạn vẫn được hưởng di sản bằng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật.

---

2. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc quy định thế nào?

Câu hỏi:

Bố tôi có 2 vợ, vợ trước đã mất và có 2 con gái (đã đi lấy chồng) sau đó bố tôi lấy mẹ tôi và có 3 cô con gái. Tháng 8/2010 bố tôi mất và để lại mảnh đất và nhà mang tên bố tôi và có di chúc là để lại mảnh đất và nhà đó cho mẹ con tôi. Đến tháng 05/2010 mẹ tôi đã chuyển sổ đỏ đó sang tên mẹ tôi theo văn bản thừa kế. Vậy theo quy định thì các con của vợ trước của bố tôi có được hưởng quyền thừa kế đất nhà đó nữa không. Và mẹ tôi muốn bán bớt một phần đất đó để sửa chữa lại nhà (vì nó đang bị xuống cấp) nhưng các chị đó không đồng ý mà đòi được quyền chia số tiền đó có đúng không?

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, thời điểm bố bạn mất có để lại di chúc thì di sản thừa kế của bố bạn sẽ được chia theo nội dung của di chúc đó (trường hợp di chúc phải có hiệu lực), cụ thể, Bộ luật dân sự quy định:

“1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

...

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này ...”

Ngoài ra, tại Điều 644 có quy định về Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau:

"Xem trích dẫn tại phần 1''

Do thông tin bạn cung cấp chưa rõ ràng về độ tuổi, và khả năng lao động của những người con với người vợ trước của bố bạn để xác định quyền hưởng thừa kế.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo