Vũ Thanh Thủy

Tư vấn về trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

Xin chào luật sư. Tôi có một việc liên quan đến pháp luật đất đai như sau: Tại địa phương (xã) có một trường hợp xây dựng trái phép trên công trình thủy lợi (kênh cấp 2 ) từ năm 2011.

 

Cụ thể là xây tường cao 2.5m, mái lợp tôn, diện tích 25m2. Việc vi phạm trước đây UBND xã không xử lý, đã qua 8 năm nay UBND huyện yêu cầu xã tổ chức tháo rỡ trả lại mặt bằng như trước khi vi phạm.  UBND xã đã kiểm tra xác định hành vi, kiểm đếm tài sản( trong lán có để một chiếc xe ô tô con trị giá khoảng 1 tỷ.  Tôi xin luật sư tư vấn giúp:

1.Thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế tháo rỡ.( chủ tịch UBND huyện hay chủ tich UBND xã).

2.Nếu thuộc thẩm quyền chủ tịch UBND xã thì thủ tục tiến hành thế nào? Các biện pháp xử lý ra sao?

Xin trân trọng cảm ơn.

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tới Công ty Luật Minh Gia, với tình huống của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, về thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế tháo dỡ:

 

Theo như bạn trình bày thì địa phương bạn có trường hợp xây dựng trái phép trên công trình thủy lợi từ năm 2011. Đối với hành vi xây dựng này sẽ bị xử phạt theo Điều 17 Nghị định 104/2017/NĐ-CP:

 

Điều 17. Vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi

 

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Lấn chiếm đất để làm lều, quán, bãi đậu xe trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

b) Đào, cuốc, xới, đánh vầng cỏ, gieo trồng các loại cây hoa màu trên bờ, mái kênh, mái đập đất.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Xây dựng lò gạch, lò vôi, chuồng trại để chăn nuôi gia súc, gia cầm trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

b) Nuôi trồng thủy sản trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

c) Phá dỡ, xê dịch trái phép mốc chỉ giới, biển báo của công trình thủy lợi; tự ý đấu nối kênh, đường ống dẫn nước;

d) Trồng cây lâu năm, nghiên cứu khoa học trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi dưới đây về quản lý an toàn đập của hồ chứa thủy lợi:

a) Không lập và gửi báo cáo hiện trạng an toàn đập;

b) Không thực hiện kiểm tra đập theo nội dung và chế độ quy định;

c) Không lập phương án bảo vệ đập, trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; không tổ chức thực hiện bảo vệ đập;

d) Không lập phương án đảm bảo an toàn cho vùng hạ du đập để chủ động ứng phó với các tình huống xả lũ khẩn cấp hoặc vỡ đập đối với các đập mà vùng hạ du đập có dân cư tập trung hoặc có khu công nghiệp, công trình quốc phòng, an ninh quan trọng.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Xây dựng trái phép đường ống dẫn dầu, cấp thoát nước, hệ thống cấp điện, cấp thông tin và các công trình khác trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

b) Khoan, đào điều tra, khảo sát địa chất; khoan, đào thăm dò, thi công công trình khai thác nước dưới đất; khoan, đào thăm dò, khai thác khoáng sản trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

c) Chôn chất thải trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

d) Tổ chức các hoạt động du lịch, thể thao hoặc các dịch vụ khác với mục đích kinh doanh trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tự ý dỡ bỏ hoặc lấp công trình thủy lợi;

b) Xây dựng nhà ở, công trình phụ, cầu, kè, bến bốc dỡ hàng hóa, nơi sản xuất, bãi chứa vật liệu trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

c) Khai thác đất, đá, cát, sỏi và các vật liệu xây dựng trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất nổ và các hoạt động gây nổ trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1; điểm b, c, d khoản 2; điểm b, c, d khoản 4; điểm a, c khoản 5 và khoản 6 Điều này;

b) Buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1; điểm a khoản 2; điểm a khoản 4; điểm b khoản 5 Điều này.

Vì thông tin bạn cung cấp không đầy đủ nên cần phải xem xét cụ thể hành vi xây dựng trái phép rơi vào trường hợp nào thì mới xác định được mức phạt cụ thể và thẩm quyền xử phạt trong trường hợp này.

 

Ngoài ra tại Điều 26 Nghị định 104/2017/NĐ-CP quy định:

 

Điều 26. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

 

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống thiên tai quy định tại Chương II; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều quy định tại Chương III và Chương IV Nghị định này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống thiên tai quy định tại Chương II; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều quy định tại Chương III và Chương IV Nghị định này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.

 

Theo đó, biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm việc buộc tháo dỡ công trình quy định tại điểm c khoản 3 Điều 3 Nghị định này đều thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND cấp xã và cấp huyện. Tuy nhiên, để phân biệt được trường hợp này thuộc thẩm quyền quyết định của cấp nào thì phải xem xét về mức tiền xử phạt đối với hành vi xây dựng trái phép đó.

 

Thứ hai, trình tự thủ tục tiến hành xử phạt:

 

Tùy thuộc với mức độ, tính chất của hành vi thì có hai trường hợp xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính, cụ thể:

 

Trường hợp 1: Xử phạt không cần lập thành văn bản:

 

Căn cứ theo Điều 56 Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 :

 

Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản

 

1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

 

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

 

2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.

 

Trường hợp 2: xử phạt hành chính phải lập thành biên bản

 

Bước 1: Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính  

Bước 2: Lập biên bản vi phạm hành chính

Bước 3: Tiến hành xác minh tình tiết vụ việc vi phạm

Bước 4: Xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt

Bước 5:Giải trình

Bước 6:Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm. Nếu không có dấu hiệu tội phạm thì tiến hành ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

- Gửi, chuyển, công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

-Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

-Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt nếu trường hợp  bên bị xử phạt không tự nguyện thi hành quyết định.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Đào Thị Trà - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo