Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tư vấn về tranh chấp trong việc xử lý nước thải sinh hoạt

Chào luật sư. Tôi có vấn đề này, xin nhờ Luật sư tư vấn như sau: Gia đình tôi có nhu cầu dẫn đường ống nước thải và có đi qua một hộ gia đình khác. Nhưng hộ gia đình này không đồng ý. Vậy xin hỏi pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào ? Cụ thể:

 

Trước đây khoảng 25 năm gia đình tôi có mua 1 mảnh đất thấp hơn mặt đường làm nhà ở và đường nước thải sinh hoat chảy qua mảnh đất liền kề phia sau nhà thấp hơn nhà tôi khoảng 5m đã có sẵn mương thoát nước.

Người chủ mảnh đất đó đã yêu cầu tôi phải lắp đặt ống thoát nước thải ngầm và tôi đã thực hiện điều này có văn bản và UBND phường xác nhận vào năm 2004 nhưng không có thời hạn.

Nhưng mới đây gia đình tôi có sửa chữa xây mới lại 1/2 căn nhà và 1/2 căn nhà đó cao hơn mặt đường và đường nước thải vẫn đấu nối theo đường nước thải cũ không lắp thêm ống mới .đường nước thải cũ vẫn ổn định.

Thế nhưng gia đình ở mảnh đất liền kề đó không cho gia đình chúng tôi được thoát nước thải sinh hoạt như cũ mà yêu cầu chúng tôi phải làm lại hệ thống thoát nước thải mới với lý do nhà mới đã cao hơn mặt đường bằng cách bơm ngược nước lên rồi cắt đường bê tông trước mặt nhà băng qua mương nước mưa công cộng nhưng mương nước này rộng chỉ khoảng 40cm và sâu khoảng 30 cm và là mương lộ thiên. Rất dễ gây ô nhiễm môi trường.

Điều này gây khó khăn cho gia đình chúng tôi vì 1/2 căn nhà chưa sửa chửa vẫn thấp hơn mặt đường rất nhiều đồng thời 1/2 căn nhà mới xây dựng lại đã được đấu nối nước thải sinh hoạt theo đường nước thải cũ.

Vậy tôi rất mong luật sư tư vấn cho tôi được rõ về vấn đề này. ?  Vấn đề này đã đưa ra UBND phường giải quyết nhưng không được.  Trân trong cảm ơn.!

 

=> Tư vấn giải quyết tranh chấp dân sự qua tổng đài 19006169 

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Điều 251 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước thải:

 

“Chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng khác phải làm cống ngầm hoặc rãnh thoát nước để đưa nước thải ra nơi quy định, sao cho nước thải không chảy tràn sang bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề, ra đường công cộng hoặc nơi sinh hoạt công cộng.”

 

Theo quy định này, thì đề thoát nước thải sinh hoạt, thì gia đình bạn phải tiến hành làm cống ngầm hoặc rãnh thoát nước sao cho nước thải không tràn ra ngoài gây ô nhiễm cho nhà hàng xóm cũng như môi trường xung quanh.

 

Như bạn đã trình bày, thì gia đình bạn cũng đã thực hiện đúng nghĩa vụ của mình trong việc cấp thoat nước thải. Việc bạn dẫn các đường ống thoát nước đi qua phần đất của giá đình phía sau, đã được họ đồng ý và không có tranh chấp.

 

Về việc sau khi gia đình bạn sửa chữa và nâng ½ căn nhà để ngang bằng với mặt đường, gia đình bạn cũng đã tiến hành đấu ghép các đường ống dẫn nước. Các đường ống này vẫn hoạt động ổn định.

 

Và theo thông tin bạn cung cấp, thì nếu dẫn các đường ống nước thải này theo hướng là bơm ngược nước lên rồi cắt đường bê tông trước mặt nhà băng qua mương nước mưa công cộng thì rất dễ gây ô nhiễm môi trường.

 

Về vấn đề này Điều 252 quy định về Quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề, có quy định như sau:

 

“Trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy.

 

Người sử dụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trường hợp nước tự nhiên chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua thì người sử dụng lối cấp, thoát nước không phải bồi thường thiệt hại.”

 

Như bạn trình bày, thì nhà của bạn nằm phía trên, cao hơn nhà phía sau khoảng 5m. Và việc dẫn đường cấp thoát nước chảy xuống phía dưới là biện pháp duy nhất và phù hợp với vị trí tự nhiên của bất động sản.

 

Do vậy, gia đình liền kề với gia đình bạn có nghĩa vụ phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp và không được cản trở hoặc ngăn cản chặn dòng chảy.

 

Như vậy, gia đình bạn hoàn toàn có quyền dẫn đường ống nước thải qua gia đình phía sau. Với điều kiện bạn phải đảm bảo việc dẫn các đường ống thoát nước này không gây ô nhiễm cũng nhưng không ảnh hưởng đến gia đình của họ và môi trường xung quanh.

 

Nếu việc bạn dẫn các đường ống này gây thiệt hại thì bạn có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại. 

 

Có thể thấy, đây là sự mẫu thuẫn phát sinh trong đời sống dân cư. Bởi vậy, bạn có thể nộp đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã, để thể tiến hành hòa giải. Từ đó đưa ra cách giải quyết hợp lý nhất có lợi cho cả 2 bên gia đình.

 

Trân trọng!

Luật Gia: Nguyễn Thảo - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo