Nông Bá Khu

Tư vấn về tranh chấp dân sự có áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh

Xin chào luật sư: chồng tôi có mở một công ty làm dịch vụ về du học và tuyển sinh . Công ty chồng tôi có ký hợp đồng tuyển sinh cho trường học tư nhân theo tiêu chuẩn của nước ngoài . Trong qua trình tuyển sinh do cơ sở vật chất cùng mức học phí quá cao so với nhu cầu nên công ty chồng tôi không tuyển đủ số lượng cho trường .

 

Công ty chồng tôi vì làm ăn thua lỗ cũng xin tạm ngừng hoạt động . Trong thời gian đó bên trường có đưa đơn lên toà án kiện . Chồng tôi cũng đến theo quy định , nhưng bên trường bắt chồng tôi phải trả thêm tiền lãi cho khỏan hợp đồng kia . Chồng tôi không đồng ý trả tiền lãi vì đây là hợp đồng làm ăn chứa không phải hợp đồng vay tiền . Sự việc cứ vậy trôi qua . Đến hơn 4 tháng trước chồng tôi có nhận được Thoòng báo cấm xuất cảnh của toà án gửi . Vậy chúng tôi cần phải làm gì để giải quyết vụ việc trên và gặp ai để giải quyết . Việc bên trường làm vậy là đúng hay sai . Xin tư vấn giúp tôi . Xin chân thành cảm ơn

 

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia chúng tôi, vấn đề của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

 

Trách nhiệm của chồng bạn:

 

Trách nhiệm của chồng bạn sẽ căn cứ vào điều khoản đã được thỏa thuận trong hợp đồng khi hai bên kí kết, do đó, việc thỏa thuận về trách nhiệm của bên vi phạm hợp đồng như thế nào thì chồng bạn sẽ phải chịu trách nhiệm theo thỏa thuận đó. Trong trường hợp không có hợp đồng thì không thể xác định được trách nhiệm.

 

Về lệnh cấm xuất cảnh:

 

Điều 21. Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

 

1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.

 

2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.

 

3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.

 

4. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.

 

5. Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.

 

6. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

 

7. Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.

 

Theo đó thì, bên phía công ty kia đã khởi kiện ra Tòa án về hành vi của chồng bạn và yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là cấm xuất cảnh. Biện pháp cấm xuất cảnh được áp dụng đối với người có nghĩa vụ được áp dụng nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc để bảo đảm việc thi hành án.

 

Điều 133 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:

 

1. Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính sau đây:

 

a) Ngày, tháng, năm làm đơn;

 

b) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

 

c) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

 

d) Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

 

đ) Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

 

e) Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.

 

Tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.

 

2. Yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật này được giải quyết như sau:

 

a) Trường hợp Tòa án nhận đơn yêu cầu trước khi mở phiên tòa thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, nếu người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc ngay sau khi người đó thực hiện xong biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 136 của Bộ luật này thì Thẩm phán phải ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu;

 

b) Trường hợp Hội đồng xét xử nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử xem xét, thảo luận, giải quyết tại phòng xử án. Nếu chấp nhận thì Hội đồng xét xử ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay hoặc sau khi người yêu cầu đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 136 của Bộ luật này. Việc thực hiện biện pháp bảo đảm được bắt đầu từ thời điểm Hội đồng xét xử ra quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm, nhưng người yêu cầu phải xuất trình chứng cứ về việc đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm trước khi Hội đồng xét xử vào phòng nghị án; nếu không chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng xét xử phải thông báo ngay tại phòng xử án và ghi vào biên bản phiên tòa.

….

Trường hợp không đồng ý với quyết định của tòa án, bạn có quyền khiếu nại lên chánh án của tòa án - cơ quan ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng lệnh cấm xuất cảnh. Tòa án đã ra quyết định phải có nghĩa vụ giải quyết khiếu nại của bạn trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại về quyết định áp dụng biện pháp này.

 

Nếu khiếu nại của bạn không được Tòa án chấp nhận thì bạn sẽ phải đợi đến khi vụ việc được giải quyết xong. Bạn còn thắc mắc gì thì bạn có thể gửi lại câu hỏi hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về tranh chấp dân sự có áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

Cv. Vũ Hà - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo