Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tư vấn về thủ tục đăng ký khai sinh khi nhận con

Mong công ty Luật Minh Gia tư vấn giúp tôi trường hợp sau: 1. Ngày 12/6/2015 tôi và vợ tôi (Nguyễn N và Đặng Thị T H) có đến UBND Phường để đăng ký khai sinh cho con do hai vợ chồng chưa đăng ký kết hôn. Hồ sơ chúng tôi mang theo: giấy chứng sinh của con ghi tên: Nguyễn M Đ, hộ khẩu và CMT của bố và mẹ.


2.    Cán bộ tiếp nhận hồ sơ ở UBND Phường yêu cầu điền tờ khai đăng ký Khai sinh với họ tên: ĐẶNG M Đ. Sau đó yêu cầu khai thêm các mẫu nhận con, cải chính họ của con trong giấy khai sinh từ ĐẶNG M  Đ  thành NGUYỄN M  Đ .

3.    Ngày hôm nay 19/6/2015 tôi đến UBND Phường thì họ đã in giấy khai sinh bản chính của con tôi với tên ĐẶNG M  Đ  và có phần cải chính ở mặt sau là đổi họ thành NGUYỄN M  Đ.

4.    Tôi không chấp nhận và đề nghị UBND Phường làm lại giấy khai sinh với tên NGUYỄN M  Đ . Tuy nhiên cán bộ UBND Phường không chấp nhận và nói luật quy định như thế. 

5.    Tôi không đồng ý và không cầm tờ khai sinh này về.

Vậy mong Luật Minh Gia tư vấn giúp tôi quy định pháp luật về việc đăng ký khai sinh đối với trường hợp của tôi thế nào? bây giờ nên xử lý thế nào để có được giấy khai sinh của con tôi với tên NGUYỄN M Đ ngay từ đầu. Tôi biết có trường hợp giống gia đình tôi khi đăng ký khai sinh cho con không cần phải khai theo họ mẹ rồi cải chính như trường hợp của tôi.

Rất mong nhận được phản hồi của Quý Công ty.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về thủ tục đăng ký khai sinh khi nhận con. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

cảm ơn

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi yêu cầu tư vấn đến Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 15 Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng kí và quản lý hộ tịch và Nghị định 06/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực quy định như sau:

1. Người đi đăng ký khai sinh phải nộp Tờ khai, Giấy chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn).

Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.

Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.”
 

Tư vấn về thủ tục đăng ký khai sinh khi nhận con

(Tư vấn về thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục nhận cha, mẹ cho con)


2. Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.

3. Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.”

Trường hợp của bạn, do hai bạn chưa đăng ký kết hôn nên khi đăng ký khai sinh bạn phải làm thủ tục nhận con; khi đó, cán bộ Tư pháp hộ tịch giải quyết đồng thời việc nhận con và đăng ký khai sinh.

Theo Điều 34 Nghị định 158/2005 quy định về thủ tục đăng ký việc nhận cha, mẹ, con

 “1. Người nhận cha, mẹ, con phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định). Trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên, thì phải có sự đồng ý của người hiện đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Kèm theo Tờ khai phải xuất trình các giấy tờ sau đây:

a) Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con;

b) Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có).

2. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.

Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.

3. Khi đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, các bên cha, mẹ, con phải có mặt, trừ trường hợp người được nhận là cha hoặc mẹ đã chết. Cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của các bên.”

Như vậy, khi bạn đi đăng ký khai sinh cho con, bạn cần mang theo các giấy tờ sau:


- Giấy chứng sinh của con;


- Các giấy tờ, đồ vật hoặc chứng cứ khác chứng minh quan hệ cha con (nếu có).


Về việc ghi tên của con trong Giấy khai sinh:

Trường hợp của bạn, cán bộ Tư pháp hộ tịch giải quyết việc nhận con trước sau đó là đăng ký khai sinh. Vậy, bạn muốn lấy họ của con theo họ của bạn mà không thông qua bước cải chính là hợp lý. Bạn có thể cùng mẹ của con bạn tới UBND để thực hiện thủ tục nhận con và đăng ký khai sinh. Nếu cán bộ Tư pháp không giải quyết cho bạn, bạn có thể khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp xã để được giải quyết.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về thủ tục đăng ký khai sinh khi nhận con. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

.
Cv. Danh Huệ - Công ty luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo