Lò Thị Loan

Tư vấn về tạm giữ và thời hạn tạm giữ phương tiện giao thông

Luật sư tư vấn về vấn đề tạm giữ phương tiện khi gây tai nạn giao thông và cơ sở bồi thường thiệt hại. Cụ thể như sau:

 

Nội dung yêu cầu tư vấn: Tôi có vấn đề về tai nạn giao thông. Rất cần sự tư vấn giúp đỡ của luật sưVào đêm 29/5/2016. Tôi đi xe máy và xảy ra tai nạn. Khi tôi đi tốc độ khoảng 30-35 km/h. Thì thấy một xe đi ngược chiều với tốc độ rất cao. Tôi giảm tốc nhưng chưa kịp tránh thì xe đi ngược chiều đâm sầm. Làm tôi bay lên theo hướng đi nằm trên bãi cỏ nhưng không ảnh hương gì về người. Còn xe tôi quay ngược đầu với chiều đi cách vị trí đâm 2m. Xe đâm tôi cũng quay đầu ngươcj với chiều đi. Cách vị trí đâm 11,8m.

Người điều khiển gãy hai răng. Còn người ngồi sau trầy xước nhiều toác da đầu. Khi tai nạn xảy ra tôi cũng choáng chưa định hình được sự việc thì có mấy người của người đâm xe tới. Họ quay đầu xe người điều khiển xe ôm người ngồi sau len viện huyện sau đó chuyển đi bv tỉnh. Còn tôi gọi công an giao thông tới và người nhà tới. Khi người nhà tới tôi bảo người nhà lên viện thăm người nặng. Khi công an giao thông tới lập biên bản hiện trường thì dấu vết để lại là chỗ đâm nhau gần tim đường lệch về bên hướng tôi lưu thông khoảng 20-30 cm. Công an làm xong bảo chưa kết luận ai đúng ai sai. Hai gia đình chăm sóc nhau cái đã. Sáng hôm sau tôi vào thăm người bị nặng có gửi tiền quà. Sau đó vao thêm 2 lần. Người bị nặng đúng một tuần sau xuất viện. Tôi lên thăm tiếp và đặt vấn đề hoà giải để lấy xe ra( vì khi lập biên bản xong Công an giưx hai xe) người điều khiển xe muốn hoà giải nhưng người bị nan bảo một tháng nữa tái khám mới hoà giải. Vậy luật sư cho tôi hỏi tôi muốn lấy xe ra để làm ăn sinh sống thì phải làm gì. Nếu công an kết luận tôi đúng tôi có được lấy xe ra không. Nêu công an không kết luận bên nào đúng bên nào sai thì ra toà tôi phải chịu mức phạt như thế nào. Đền bù ra sao.

 

 Xin chân thành cảm ơn luật sự Mong sớm có trả lời

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn về công ty Luật Minh Gia của chúng tôi, trường hợp của bạn được tư vấn như sau:

 

Thứ nhất: Về  việc tạm giữ phương tiện giao thông

 

Căn cứ vào Điều 10 ( quyết định 18/2007/ QĐ – BCA). Tạm giữ phương tiện giao thông và người điều khiển phương tiện giao thông có liên quan

 

"1.Tạm giữ phương tiện giao thông có liên quan:

 

a) Khi vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra, các phương tiện giao thông có liên quan đều phải được tạm giữ để phục vụ công tác khám nghiệm, điều tra giải quyết (trừ các phương tiện giao thông ưu tiên theo quy định). Việc tạm giữ phương tiện giao thông phải được lập biên bản, ghi rõ tình trạng phương tiện bị tạm giữ;

 

b) Trường hợp vụ tai nạn giao thông đường bộ có dấu hiệu tội phạm thì đơn vị Cảnh sát giao thông tạm giữ phương tiện có trách nhiệm bàn giao phương tiện bị tạm giữ cùng với hồ sơ vụ án cho đơn vị điều tra tội phạm về trật tự xã hội có thẩm quyền;

 

c) Trường hợp tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm thì phương tiện giao thông bị tạm giữ được xử lý như sau:

 

- Đối với vụ tai nạn sau khi khám nghiệm phương tiện xong, xác định người điều khiển phương tiện không có lỗi thì phương tiện phải được trả ngay cho chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện;

 

- Các trường hợp khác việc tạm giữ phương tiện phải thực hiện theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành và các quy định khác của pháp luật có liên quan."

 

Như vậy, việc trả lại phương tiện phụ thuộc vào kết quả xác minh vụ việc. Sau khi xác minh thông tin và có kết luận là vụ việc không có dấu hiệu tội phạm thì đơn vị tạm giữ phương tiện sẽ xem xét để trả lại phương tiện. Do vậy, thời hạn tạm giữ phương tiện sẽ phụ thuộc vào thời gian xác minh, điều tra vụ việc. Theo đó trong trường hợp này bạn có thể đề nghị phía đơn vị Cảnh sát giao thông đang tạm giữ phương tiện trả lại phương tiện. Việc trả lại phương tiện được ghi nhận bằng biên bản. Tuy nhiên đến nay Quyết định 18/2007/QD-BCA đã hết hiệu lực thi hành và đến nay vẫn chưa có văn bản thay thế. Do vậy, việc áp dụng quy định trên chỉ mang tính chất tham khảo. Và quy trình xử lý vụ việc như thế nào sẽ theo hướng dẫn nội bộ của đơn vị Cảnh sát giao thông. 

 

Thứ hai: Về vấn đề bồi thường thiệt hại trong trường hợp do lỗi của cả 2 bên. 

 

Điều 617. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi - Bộ luật dân sự 2005 quy định:

 

"Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường...."

 

Như vậy, trong trường hợp tai nạn xảy ra do có lỗi của cả hai bên thì việc bồi thường thiệt hại sẽ tương ứng với mức độ lỗi và thiệt hại thực tế phát sinh. Do đó, các bên nên tự hòa giải và thỏa thuận về mức bồi thường thực tế. 

 

Trân trọng!

CV. Nguyễn Thúy - Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo