LS Hoài My

Tư vấn về rào chắn rãnh thoát nước làm lấn chiếm đất sang nhà khác

Kính mong Tổng đài tư vấn pháp luật tư vấn cho chúng tôi cách thức làm đơn trình báo lên cơ quan đô thị cấp phường và quận như thế nào cho đúng để các cơ quan chức năng giải quyết để tạo cảnh quan môi trường, sạch đẹp văn minh, ý thức trách nhiệm của từng người dân trong việc sử dụng tài sản chung của nhà nước.


Dãy nhà tôi và dãy nhà trên cách nhau 1 con đường nhưng chỉ có dãy nhà dưới là dãy nhà của tôi được đi con đường đó vì trước đó cách đây 3 năm đất nhà tôi đang ở là đất nông nghiệp, được các hộ dân mua hiến đất làm thành con đường để hợp tác hóa lên làm đất thổ cư. Dãy nhà phía trên có rãnh thoát nước sau nhà liền kề với đường của chúng tôi nhưng họ đã dùng dây kẽm B40 rào lại phần rãnh thoát nước sử dụng làm tài sản riêng và lấn chiếm ra phần đường của chúng tôi mà phần rãnh thoát nước đó là tài sản chung không ai được quyền chiếm hữu.

Hiện tại bây giờ họ đang lấn chiếm làm cho con đường phía sau của chúng tôi không được đẹp mắt, mất cảnh quan đô thị. Kính mong Tổng đài tư vấn pháp luật tư vấn cho chúng tôi cách thức làm đơn trình báo lên cơ quan đô thị cấp phường và quận như thế nào cho đúng để các cơ quan chức năng giải quyết để tạo cảnh quan môi trường, sạch đẹp văn minh, ý thức trách nhiệm của từng người dân trong việc sử dụng tài sản chung của nhà nước.

Trả lời. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia. Trường hợp này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

 

Trường hợp đây là tài sản chung của bố mẹ bạn thì căn cứ tại Điều 66 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

 

“1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.

 

2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.”.

 

Như vậy nếu như bố bạn mất thì mẹ bạn có quyền quản lý tài sản đó, trong trường hợp chia số tài sản đó thì mẹ bạn sẽ được 50% giá trị tài sản.

 

Nếu bố bạn mất không để lại di chúc thì phần tài sản của bố bạn sẽ trở thành di sản thừa kế và sẽ được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhấttheo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 bao gồm:

 

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

 

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

 

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

…”.

 

Như vậy, trong trường hợp này,  mẹ bạn sẽ được chia đều số di sản cùng với các con.

 

Trong trường hợp bố bạn mất để lại di chúc thì việc chia di sản thừa kế đó sẽ phụ thuộc vào di chúc.

 

Tuy nhiên, nếu bố bạn mất để lại di chúc mà trong nội dung di chúc không để lại di sản của mẹ bạn thì căn cứ theo Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 quy định vềngười thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:

 

“Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

 

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

 

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

 

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

 

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”.

 

Như vậy, trong trường hợp này, mẹ bạn có thể được hưởng 50% giá trị của ngôi nhà hay nhiều hơn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

 

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về rào chắn rãnh thoát nước làm lấn chiếm đất sang nhà khác. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn dân sự trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng
Cv. Tú Hiền – Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo