LS Vũ Thảo

Tư vấn về quyền thừa kế và phân chia di sản thừa kế

Câu hỏi đề nghị tư vấn về thừa kế như sau: Ông A có 2 người vợ và 5 người con, người vợ đầu đã ly dị và chia tài sản theo pháp luật. Lúc ly dị Ông A đã phân chia tài sản cùng trách nhiệm đối với 2 người con của người vợ đầu cho người vợ đầu. Ông lấy người vợ thứ 2 và được 3 người con. Con trai lớn của Ông A bị tai nạn giao thông chết trước nhưng có một đứa con trai.

 

Tám năm sau Ông A bị tai nạn giao thông chết , không để lại di chúc. Con dâu của Ông A nhờ luật sư phân chia tài sản của Ông A. Luật sư đã chia như sau:

Tổng tài sản của Ông A chia làm 2 phần. 1 phần là của người vợ hiện tại, một phần là của Ông A.

Phần của Ông A chia làm 8 phần. 4 phần của bà vợ sau và 3 đứa con. 2 phần của 2 đứa con bà vợ trước. Do người con trai lớn của bà vợ trước đã chết nên theo thừa kế thế vị để lai cho cháu nội Ông A. Cháu nội Ông A mới 10 tuổi nên giao tài sản cho mẹ cháu tức con dâu Ông A . Còn 2 phần thì của cha mẹ ruột ông A. Do cha mẹ ruột ông A đã chết trước Ông A nên 2 phần này giao cho người anh ruột của Ông A (ba mẹ Ông A chỉ có 2 người con). Tất cả những phần này người vợ sau đều quy thành tiền mặt trả cho các bên thừa kế theo thoả thuận.
Xin luật sư cho hỏi chia như vậy có đúng hay không? Ba mẹ đã ly dị phân chia tài sản rồi mà khi chết con vẫn được hưởng sao? Cháu nội thừa kế thế vị nhưng giao tiền cho con dâu vì con dâu là người giám hộ cho cháu có được không? Cha mẹ ruột ông A đã chết thì anh trai ông A có được hưởng 2 phần của cha mẹ có đúng không?

Xin chân thành cảm ơn.

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi nội dung đề nghị tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia chúng tôi, trường hợp của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

 

Theo quy định điểm a khoản 1 Điều 651- Bộ luật Hình sự 2015 về người thừa kế theo pháp luật:

 

“a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”

 

Căn cứ theo quy định của pháp luật, những người được thừa kế theo pháp luật của Ông A bao gồm: Hai đứa con của ông A và vợ cũ, Người vợ hiện tại, ba đứa con của ông A và vợ hiện tại. Những người này sẽ được hưởng các phần di sản bằng nha ( nếu không có thỏa thuận khác và không có ai bị tước quyền thừa kế, từ chối di sản thừa kế).

 

Theo quy định của pháp luật, mặc dù cha mẹ đã ly dị nhưng con vẫn là con chung của hai vợ chồng và thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Căn cứ theo quy định thì nếu không bị truất quyền thừa kế, tước quyền thừa kế thì con của người vợ đã ly dị vẫn có quyền hưởng di sản thừa kế theo pháp luật. Khi vợ chồng đã ly dị thì chỉ có người vợ cũ của chồng không được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật khi chồng chết vì không còn quan hệ vợ chồng.

 

Về vấn đề cháu nội là người thừa kế, giao tiền cho con dâu, căn cứ theo quy định của Điều 59 về quản lý tài sản của người được giám hộ:

 

“1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.

Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.”

 

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Bộ luật dân sự, người giám hộ của người chưa thành nên có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ, ở đây con dâu sẽ quản lý tài sản của cháu nội ông A với tư cách là người giám hộ cho con. Việc giao tài sản cho con dâu ông A quản lý là phù hợp với quy định của pháp luật.

 

Về vấn đề cha mẹ ông A đã chết thì anh ông A có được thừa kế thế vị không? Theo quy định của Điều 652 Bộ luật dân sự quy định về thừa kế thế vị, cụ thể:

 

“Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

 

Căn cứ quy định của pháp luật thì chỉ có cháu có thể được thừa kế thế vị tài sản của ông hoặc chắt được hưởng di sản của cố. Như vậy, có thể việc chia di sản của luật sư đã có sai sót, anh của ông A có thể sẽ không được hưởng di sản thừa kế thế vị tài sản của ông A để lại. 

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về quyền thừa kế và phân chia di sản thừa kế. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng
Trần Thị Thúy Hiên – Luật Minh Gia

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo