Cà Thị Phương

Tư vấn về quyền thừa kế đất đai.

Luật sư tư vấn về Tranh chấp di sản thừa kế là Quyền sử dụng đất đối với trường hợp người để lại di sản thừa kế đã mất 28 năm, thừa kế vị của hàng thừa kế thứ nhất. Nội dung tư vấn như sau:

Câu hỏi tư vấn: Chào Văn phòng Luật Sư Luật sư tư vấn giúp gia đình trường hợp này ạ. Cô Tám của tôi, có chồng và sống trên mảnh đất của chồng 30 năm nay,( trước lúc má chồng mất 2 vợ chồng cô tôi đã phụ dưỡng và chăm sóc bà, bà có 2 người con trai. Một người con lớn đã mất, người con thứ 2 là chồng cô tôi , bà có 2 mảnh đất, 1 mảnh bà đã cho người con lớn, mảnh thứ 2 là căn nhà bà ở, bà giao quyền lại cho vợ chồng cô tôi và chồng cô đã đứng tên sỡ hữu từ lúc bà mất tới giờ, bà mất cách đây 28 năm. Tháng 04/2019 vợ chồng cô tôi xây lại nhà tổ, thì con của người con lớn lại cản ngăn và giành đất, bảo vợ chồng cô tôi phải chia lại cho bọn chúng 1 phần, vì đây là đất của bà nội chúng  Xin luật sư tư vấn trong trường hợp này cô tôi phải làm sao cho đúng với luật, vì hơn 30 năm nay, chỉ 1 mình cô tôi phụng dưỡng bà (khi bà còn sống).

 

Trả lời câu hỏi tư vấn:  Chào bạn!  Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo thông tin bạn cung cấp thì bà nội bạn có 2 mảnh đất, 1 mảnh đã cho người con lớn, 1 mảnh giao quyền lại cho vợ chồng cô Tám và vợ chồng cô Tám đứng tên sở hữu từ khi bà mất tới giờ. Tuy nhiên bạn không nói rõ tại thời điểm bà nội giao đất cho vợ chồng cô Tám là giao quyền quản lý hay dưới hình thức tặng cho hay bà nội để lại di chúc phần đất đó cho vợ chồng cô Tám. Việc thực hiện sang tên Quyền sử dụng đất cho chồng cô Tám đã đúng theo qui định của pháp luật hay chưa? Do thông tin chưa đầy đủ nên chúng tôi xin chia làm 2 Trường hợp như sau:

 

Trường hợp thứ nhất: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất mang tên chồng cô Tám đã được cấp đúng theo qui định, trình tự của Pháp luật (được bà nội tặng cho/chuyển nhượng khi còn sống hoặc theo di chúc hợp pháp) thì con của người con lớn sẽ không có cơ sở để yêu cầu chia lại 1 phần đất đó được.

 

Trường hợp thứ hai: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên chồng cô Tám được cấp không đúng theo qui định của pháp luật mà bà nội bạn mất không để lại di chúc thì toàn bộ di sản của bà nội bạn sẽ được phân chia theo qui định của pháp luật cho hàng thừa kế thứ nhất.

 

Tại. Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:

 

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

 

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

 

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

 

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

 

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

 

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

 

Vì vậy, phần di sản thừa kế của bà nội bạn sẽ được phân chia theo quy định pháp luật cho những người thừa kế thứ nhất, mỗi người ở hàng thừa kế thứ nhất sẽ được hưởng một phần di sản bằng nhau.  Do người con trai lớn đã chết, nên các con của người này sẽ có quyền thừa kế phần di sản mà người cha của họ được hưởng. Khi đó, con trai của người con lớn có quyền yêu cầu Toà án phân chia di sản thừa kế theo pháp luât.

 

Để đưa ra cách giải quyết tốt nhất trong trường hợp này thì gia đình cô Tám cần xác định lại phần tài sản mà mình đang đứng tên đã được thực hiện thủ tục theo đúng qui định, trình tự thủ tục của pháp luật hay chưa?  Đối chiếu lại với các qui định mà chúng tôi nêu trên để làm căn cứ cho việc thoả thuận với các cháu của mình sao cho phù hợp với qui định của pháp luật và tránh làm mất hoà khí trong gia đình.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo