Nguyễn Ngọc Ánh

Tư vấn về phạt cọc khi vi phạm hợp đồng đặt cọc

Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về hợp đồng đặt cọc? Nếu một bên vi phạm nghĩa vụ thì xử lý như thế nào? Công ty Luật TNHH Minh Gia tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn về pháp luật dân sự

Hợp đồng đặt cọc là loại hợp đồng phổ biến đối với bất kỳ cá nhân nào nhằm đảm bảo việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Bộ luật dân sự đã quy định rõ việc xử lý trường hợp khi vi phạm khi một trong các bên đặt cọc vi phạm nghĩa vụ về việc giao kết hay thực hiện hợp đồng dân sự. Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc, còn nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ quy định của pháp luật về vấn đề này nên

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về hợp đồng đặt cọc, bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua hình thức gửi Email tư vấn hoặc liên hệ qua tổng đài 1900.6169 để được hỗ trợ tư vấn.

2. Tư vấn về hợp đồng đặt cọc

Câu hỏi: Kính chào luật sư! Luật sư cho em hỏi về vấn đề phạt cọc khi vi phạm hợp động đặt cọc thế nào, cụ thể như sau ak: Em có viết tay tờ giấy nhận tiền đặt cọc với nội dung em nói ngắn gọn cho luật sư hiểu như sau:"Tôi tên là N A, tôi làm giấy này có nhận số tiền đặt cọc của ông Lê Văn B về việc bán mảnh đất của tôi (giá 1 tỷ đồng), với số tiền là 30 triệu đồng. Trong vòng 10 ngày ông B sẽ giao đủ số tiền còn lại và tôi sẽ làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho ông B" 

Trong giấy nhận tiền cọc trên em KHÔNG có đề cập đến việc như : " sau khi nhận tiền mà tôi không làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất thì tôi sẽ bồi hoàn lại số tiền đặt cọc cũng như tiền bồi thường là ...%"Sau khi viết giấy nhận tiền xong thì em đã nhận được số tiền là 30 triệu đồng từ ông BNhưng sau 2 ngày, người họ hàng của em cũng muốn mua lại mảnh đất đó của em, nên em muốn ưu tiên cho người nhà và dự định sẽ trả lại số tiền đặt cọc cho ông B. Nhưng ông B không nhận mà muốn em bồi thường cho ông B. (trong khi trong tờ giấy nhận tiền thì không có đề cập đến việc bồi thường nếu em thay đổi ý định)Vậy luật sư cho em hỏi, trường hợp của em có phải bồi thường cho ông B không. Em chi muốn trả lại tiền đặt cọc cho ông B và không muốn sực việc thêm ồn ào.Em mong luật sư sớm hồi đáp giúp em. Em xin chân thành cảm ơn.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới Công ty Luật Minh Gia! Yêu cầu của bạn được tư vấn như sau:

Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 quy định biện pháp bảo đảm đặt cọc:

 Điều 328. Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Theo quy định của pháp luật, đặt cọc là biện pháp để đảm bảo các bên phải thực hiện nghĩa vụ giao kết hợp đồng hoặc phải thực hiện các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng. Căn cứ Khoản 2 Điều 32 Nghị định 163/2006/NĐ – CP, trong thời gian hợp đồng đặt cọc có hiệu lực pháp lý, bên nhận cọc không được xác lập giao dịch đối với tài sản đặt cọc, trừ trường hợp bên đặt cọc đồng ý.

Trường hợp bên nhận đặt cọc vi phạm nội dung thỏa thuận thì buộc phải có nghĩa vụ trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Vậy, mặc dù các bên không thỏa thuận về mức phạt cọc nhưng căn cứ vào Khoản 2 Điều 328 BLDS 2015 và phân tích trên, do bên bạn vi phạm thỏa thuận nên có nghĩa vụ hoàn lại 30 triệu tiền đặt cọc và trả thêm 30 triệu tiền phạt cọc.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về phạt cọc khi vi phạm hợp đồng đặt cọc. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo