Vũ Thanh Thủy

Tư vấn về mức xử phạt hành chính về tội cố ý gây thương tích

Vào ngày 27-7 bố tôi là ông N có lên mảnh ruộng gần nhà để làm đồng,trong lúc bô tôi (ông N) đang làm đồng thì có ông D là hàng xóm gần nhà tôi.cũng nên thăm đồng.

 

Lúc đó ông D và bố tôi là ông N có cãi nhau về cái bờ đi chung.sau 1 lúc cãi nhau bố tôi là ông N không cãi nhau nữa lặng lẽ về mảnh ruộng làm tiếp.nhưng ông D vẫn liên tục chửi và xúc phạm đến danh dự của bố tôi là ông N.nhưng bố tôi vẫn cố nhịn không cãi lại.thấy ông D chửi nhiều quá bố tôi là ông N không chịu được lặng lẽ đi về nhà không làm nữa.Ông D thấy bố tôi là ông N đi về liền chạy và đuổi theo hô đánh chết bố tôi đi là ông N.lúc đó ở đồng có (bà H) là hàng xóm gần nhà tôi và gần nhà ông D.làm bằng chứng. ông D Chạy đến đánh bố tôi là ông N.Bố tôi là ông N lúc đó mới chống trả.trông lúc 2 người sảy ra xô sát ông D.có bị thương ở đầu và mấy 10% sức khỏe.còn bố tôi là ông N.bị gãy xương sườn mấy 4% sức khỏe.vậy trong trường hợp đó bố tôi là ông N bị phạt hành chính 15 triệu cho ông D.và bị phạt thêm 2.500.000 đ.cho bên công an huyện. vậy cho hỏi mức phạt đó là đúng hay sai?.

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tới Công ty Luật Minh Gia, với tình huống của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, về việc ông D có những lời lẽ xúc phạm danh dự nhân phẩm của ông N

 

Nếu ông D có những lời nói xúc phạm tới danh dự, nhân phẩm của ông N mà chưa tới mức nghiêm trọng bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

 

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

 

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

 

a. Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác

 

Thứ hai, về hành vi đánh nhau

 

Theo như bạn trình bày thì sau khi đánh nhau các bên có tiến hành giám định tỷ lệ thương tật, theo đó ông D có tỷ lệ 11% và ông N có tỷ lệ 4%.

 

Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về tội cố ý gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe của người khác như sau:

 

"1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

 

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

 

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

...

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

 

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

 

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì  lý do công vụ của nạn nhân.

 

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

 

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật  từ  61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

 

4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân."

 

Như vậy, nếu ông D có tỷ lệ thương tật là 10% thì theo như quy định trên ông N có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích nếu trong lúc đánh nhau ông N có dùng những hung khí nguy hiểm như dao, gậy, cuốc,...

 

Nếu như chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử phạt vi phạm hình chính theo quy định tại điểm a khoản 2 điều 5 nghị định 167/2013/NĐ-CP

 

"Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

 

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

 

a. Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau";

 

Như vậy, mức phạt đối với hành vi đánh nhau thì mức phạt là từ 500.000 đến 1.000.000đ nên việc cơ quan công an huyện xử phạt ông N 2.500.000 là không có căn cứ. Do đó, bạn có thể khiếu nại về quyết định xử phạt của công an huyện.

 

Thứ ba, về vấn đề bồi thường

 

Căn cứ theo Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

 

Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

 

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

 

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

 

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

 

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

 

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

 

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

 

Đối với trường hợp trên thì cả hai đều gây ra thương tật cho đối phương, theo như quy định của pháp luật thì người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo như quy định trên. Tuy nhiên, cả hai người đều có lỗi dẫn đến gây ra thương tích cho bên kia nên trong trường hợp này thì mức bồi thường mà các bên có thể được bù trừ cho nhau. Việc bồi thường này thông thường do các bên thỏa thuận với nhau, nếu không thỏa thuận được có thể yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.

 

Do đó nếu thấy mức bồi thường 15.000.000 mà phía ông N phải bồi thường cho ông D theo yêu cầu của công an huyện không hợp lý thì bạn có thể yêu cầu phía công an huyện giải thích cụ thể là 15.000.000 bồi thường trên bao gồm những chi phí nào?. Nếu mức trên không phải là mức bồi thường dô hai bên tự thỏa thuận với nhau mà bên công an bắt buộc bạn phải trả số tiền trên là không có căn cứ.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Đào Thị Trà - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo