LS Hoài My

Tư vấn về hợp đồng vay tài sản

Tôi có Vay bà D số tiền 480 triệu, tiền lãi 2000 đồng 1 triệu /1 ngày ( tức là một ngày tôi trả cho bà D 960.000đ tiền lãi) theo giấy tờ viết từ 28/11/2015. Tôi cho bà A mượn 500 triệu đáo đất nhưng bà A không lấy lại được tiền. Thế là Tôi không lấy lại được số tiền 500 triệu từ bà A. Tôi được biết bà A không còn tài sản


Tôi có Vay bà D số tiền 480 triệu, tiền lãi 2000 đồng 1 triệu /1 ngày ( tức là một ngày tôi trả cho bà D 960.000đ tiền lãi) theo giấy tờ viết từ 28/11/2015. Tôi cho bà A mượn 500 triệu đáo đất nhưng bà A không lấy lại được tiền. Thế là Tôi không lấy lại được số tiền 500 triệu từ bà A. Tôi được biết bà A không còn tài sản.Tôi chưa muốn kiện bà A, muốn thỏa thuận. Đến 8/12/2015 Tôi đã vay nóng gửi cho bà D 40 triệu, số tiền gốc tôi vay bà D từ ngày 8/12/2015 là 440 triệu. Đến ngày 29/1/2016 bà D thuê bọn giang hồ uy hiếp bắt tôi ký giấy nợ từ 440 triệu lên 500 triệu, trong khi bà A không đưa cho Tôi một đồng nào hết. Bà A nói hết khả năng trả nợ, đòi thỏa thuận với Tôi trả dần 1 triệu/1 tháng nhưng Tôi không chịu, do bà D không cho Tôi trả dần. Bà D yêu cầu bọn giang hồ từ ngày 29/1/1016 đến 4/2/2016 mà không có số tiền 500 triệu đó là sẽ uy hiếp tính mạng chồng và con Tôi. Xin Luật sư cho tôi lời khuyên để thoát khổi nạn này. ( Tôi có tất cả ghi âm về bà A và bà D, cả chuyện cho vay nặng lãi của bà D, và việc bà Thuê giang hồ uy hiếp Tôi và gia đình ).

Trả lời. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia. Trường hợp này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau.

Điều 473 Bộ luật dân sự 2005 quy định về Nghĩa vụ của bên cho vay như sau:

“Bên cho vay có các nghĩa vụ sau đây:


........................................................

3. Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 478 của Bộ luật này.”


Điều 478 Bộ luật dân sự quy định về Thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn như sau:

“1. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.

2. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, nếu không có thoả thuận khác.”


Căn cứ vào quy định trên thì nếu trong hợp đồng vay tiền giữa bạn và bà A, bà D có thỏa thuận về thời gian trả nợ thì khi chưa đến thời hạn bạn không được yêu cầu bà A trả nợ và bà D cũng không được yêu cầu bạn trả nợ.

Điều 477 Bộ luật dân sự quy định về Thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn như sau:

“1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, nếu không có thoả thuận khác.

2. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.”


Còn trong trường hợp, hợp đồng vay giữa bạn và 2 bà kia không là hợp đồng vay không kỳ hạn thì bạn có quyền đòi lại tiền của bà A bất cứ lúc nào và bà D cũng có quyền đòi lại tiền cho bạn vay bất cứ lúc nào. Lúc đó, bạn có nghĩa vụ phải trả tiền bà D.

Như vậy, nếu bà A không trả nợ thì bạn có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.

Theo thông tin bạn cung cấp thì bà D thuê giang hồ đe dọa, uy hiếp bạn phải ký giấy vay nợ từ 440 triệu thành 500 triệu.

Điều 132 Bộ luật dân sự quy định về Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa như sau:

“Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình.”


Theo đó, nếu bạn có chứng cứ chứng minh bà D uy hiếp, đe dọa để ép bạn ký vào tờ giấy vay nợ đó thì bạn làm đơn yêu cầu Tòa án tuyên vố hợp đồng vay đó vô hiệu.

Trong trường hợp bà D thuê giang hồ đe, uy hiếp mà gây ra hậu quả nghiêm trọng thì bạn có thể làm đơn tố cáo lên công an.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về hợp đồng vay tài sản. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng


Cv. Tú Hiền - Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo