Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Tư vấn về hoạt động của Chi hội Người cao tuổi

Đối tượng nào được xác định là người cao tuổi? Quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi được quy định như thế nào? Trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc phụng dưỡng, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi? Chính sách bảo trợ xã hội đối người cao tuổi?

1. Luật sư tư vấn người cao tuổi

Người cao tuổi được xác định là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên. Trên thực tế, số lượng người cao tuổi trong dân số Việt Nam ngày càng tăng, việc tăng nhanh về số lượng dẫn tới nhu cầu chăm sóc người cao tuổi cũng gia tăng khi tình trạng kinh tế, sức khoẻ của đối tượng này ở nước ta đang ở mức thấp nên khả năng hưởng thụ các dịch vụ giáo dục, văn hoá, y tế, đời sống tinh thần không được đảm bảo. Không ít người cao tuổi chưa được khám sức khoẻ định kỳ, chưa được ưu tiên khi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, đặc biệt những người cao tuổi ở nông thôn, vùng xa xôi, hẻo lánh thì đời sống vật chất và tinh thần thường không được đảm bảo. Do đó, Nhà nước ta đã ban hành các quy định pháp luật cụ thể về các quyền của người cao tuổi và các chính sách bảo trợ xã hội đi kèm như được đảm bảo các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ, được tạo điều kiện làm việc phù hợp với sức khoẻ, nghề nghiệp, được miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội,…

Trong trường hợp bạn có vướng mắc liên quan đến quyền và nghĩa vụ, chế độ, chính sách đối với người cao tuổi thì bạn có thể gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia hoặc gọi Hotline1900.6169 để được chúng tôi hỗ trợ.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 

2. Hoạt động của chi hộ của người cao tuổi quy định như thế nào?

Câu hỏi: Đề nghị tư vấn nội dung theo câu hỏi sau:

1 - Theo Điều lệ NCT Khóa V, chi hội phó NCT có nhiệm kỳ 5 năm  (2016-20210. Địa phương tôi, hội NCT phường chỉ đạo chi hội họp hội viên lấy phiếu tín nhiệm, bầu thay thế chi hội phó trước nhiệm kỳ nhưng người bị thay thế không hề biết. Việc họp hội viên ( cử tri) bầu thay thế chi hội phó đang trong nhiệm kỳ như trên có đúng quy định không?  

2- Tại Hướng dẫn số 142/NCT Hướng dẫn thực hiện Điều 23 Điều lệ NCT Khóa V ghi " chi hội có chi hội trưởng và 1 số chi hội phó. Chi hội trưởng và chi hội phó do BCH giới thiệu hoặc hội viên bầu. Khi có sự thay đổi chi hội trưởng và chi hội phó, chi hội báo cáo Ban thường vụ bổ sung thay thế. Khi cần thiết, Ban chấp hành chỉ định chi hội trưởng và chi hội phó. Chi hội NCT địa phương tôi có chi hội trưởng và 1 chi hội phó.Khi chi hội trưởng xin nghỉ, Ban chấp hành hội NCT phường họp ra nghị quyết đồng ý cho nghỉ và chỉ định 1 hội viên làm cho hội trưởng lâm thời sau đó đưa ra họp hội viên bầu trong khi chi hội phó vẫn đang điều hành mà không để chi hội báo có Ban thường vụ quyết định bổ sung thay thế. Hội NCT thành phố cho là phù hợp vì BCH cao hơn Ban thường vụ   Việc làm trên có sai Điều lệ không. Trường hợp nào BCH giới thiệu chi hội trưởng và cho hội phó hoặc hội viên bầu. Trường hợp nào áp dụng câu " khi có sự thay đổi chi hội trưởng và chi hội phó" và trường hợp nào áp dụng câu " khi cần thiết Ban chấp hành giới thiệu".   3- Thủ quỹ chi hội xin nghỉ. Chi hội phân công người khác thay thế và thông qua chi bộ ( đồng ý). Tuy nhiên thủ quỹ đề nghị Ban thường vụ hội NCT phê chuẩn sự thay đổi trên ( có quyết định phê chuẩn người nghỉ và nguời thay như cho hội đã đề nghị) mới bàn giao quỹ. CHi hội dưới sự chỉ đạo của chi ủy tổ chức lấy phiếu bất tín nhiệm rôi bỏ phiếu bãi nhiệm thủ quỹ, yêu cầu bàn giao ngay trong 10 ngày, ban hành công văn yêu cầu phải bàn giao quỹ mặc dù quyết toán chưa được trưởng ban chân quỹ phê duyệt. Hội NCT cho rằng thủ quỹ hết nhiệm kỳ nên không ra quyết định phê chuẩn mặc dù đã quyết định phê chuẩn làm thủ quỹ của Ban quan rlý chân quỹ.   Việc làm trên của Hội NCT có đúng Hướng dẫn số 378/HNCT của Trung ương hội NCT ngày 02-9-2013 không? Tôi chân thành cảm ơn.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Vấn đề bạn đưa ra chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Thứ nhất, việc họp hội viên ( cử tri) bầu thay thế chi hội phó đang trong nhiệm kỳ như trên có đúng quy định không?

Chi hội Người cao tuổi là một tổ chức có tư cách pháp nhân trực thuộc Hội Người cao tuổi. Do đó, đối với trường hợp thay đổi chức danh Phó chi hội phải được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Quyết định 972/QĐ - BNV, cụ thể:

"2. Việc giải thể, sáp nhập, chia, tách; quản lý và hoạt động; bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các chức danh cấp trưởng, cấp phó của tổ chức có tư cách pháp nhân thuộc Hội thực hiện theo quy định của pháp luật, Điều lệ Hội và quy chế của Hội". 

Đồng thời, Khoản 1 Điều 23 Quyết định số 972/QĐ – BNV quy định như sau:

“Chi hội trưởng, chi hội phó; tổ hội trưởng, tổ hội phó được bầu theo nhiệm kỳ của Hội Người cao tuổi cơ sở.”

Như vậy, việc thay đổi chi hội phó trước nhiệm kỳ như vậy là sai, quy chế hội ở từng địa phương quy định chi tiết việc này.

Thứ hai, Hội NCT thành phố cho là phù hợp vì BCH cao hơn Ban thường vụ Việc làm trên có sai Điều lệ không. Trường hợp nào BCH giới thiệu chi hội trưởng và cho hội phó hoặc hội viên bầu. Trường hợp nào áp dụng câu " khi có sự thay đổi chi hội trưởng và chi hội phó" và trường hợp nào áp dụng câu " khi cần thiết Ban chấp hành giới thiệu",

Việc Ban chấp hành hội NCT phường họp ra nghị quyết đồng ý cho chi hội trưởng nghỉ và chỉ định 1 hội viên làm cho hội trưởng lâm là đúng với Điều lệ và phù hợp với quy định tại điều 8 Hướng dẫn số 142/2017/HD-HNCT như sau:

Khi cần thiết, Ban Chấp hành Hội NCT cơ sở chỉ định chi hội trưởng, chi hội phó”.  

Ban chấp hành Hội NCT cơ sở  là cơ quan bầu ra Ban thường vụ, khi xét thấy việc chỉ định chi hội trưởng, chi hội phó là cần thiết (yếu tố cần thiết ở đây phụ thuộc vào ý chí của Ban chấp hành Hội NCT) thì có quyền quyết định mà không cần có quyết định phê chuẩn của Ban thường vụ. Chỉ khi chi hội trưởng, chi hội phó được Ban chấp hành Hội người cao tuổi cơ sở giới thiệu hoặc chi hội bầu thì mới cần sự phê chuẩn của Ban thường vụ phường.

Thứ ba, việc làm của Hội NCT theo Hướng dẫn số 378/HNCT của Trung ương hội NCT ngày 02-9-2013,

- Việc Chi hội ra công văn yêu cầu thủ quỹ bị thay đổi phải bàn giao quỹ mặc dù chưa có quyết toán của trưởng ban chân quỹ là không phù hợp bởi lẽ tại mục 6. c) phần II về quản lý chân quỹ trong Công văn Hướng dẫn số 378/NCT quy định như sau:

“c)Trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể Chân quỹ hoặc kế toán, thủ quỹ thôi việc:

- Kế toán phải hoàn thành quyết toán và vẫn phải chịu trách nhiệm về các số liệu, báo cáo kế toán trong giai đoạn mình phụ trách đến khi bàn giao xong công việc cho người khác.

- Thủ quỹ phải hoàn thành việc kiểm kê, bàn giao tiền mặt, tiền gửi tiết kiệm, tiền cho vay, giấy tờ có liên quan cho người kế nhiệm.”

Như vậy, khi thủ quỹ xin thôi việc, kế toán phải có quyết toán quỹ trước để công khai và đảm bảo quỹ được sử dụng đúng quy định, tránh việc sau khi cho thủ quỹ thôi việc mới phát hiện sai phạm thì không thể xử lý.

-  Bên cạnh đó, việc thay đổi thủ quỹ của chi hội mà không có quyết định phê chuẩn của Ban thường vụ Người cao tuổi cấp xã là không phù hợp vì:

Tại phần 6. b) mục II về quản lý chân quỹ trong công văn Hướng dẫn số 378/NCT có quy định như sau:

b) Thủ quỹ Chân quỹ là hội viên của Chi hội, không có tiền án, tiền sự; không bị kỷ luật vì tham ô. Phân công, thay đổi người làm thủ quỹ do Chi hội quyết định và được sự phê chuẩn của Ban Thường vụ Hội Người cao tuổi cấp xã.”

Như vậy, việc thay đổi người làm thủ quỹ cho Chi hội quyết định nhưng phải được sự phê chuẩn của Ban thường vụ Hội Người cao tuổi cấp xã (phường).

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo