Lò Thị Loan

Tư vấn về hành vi xâm phạm quyền tác giả

Luật sư tư vấn về các hành vi xâm phạm quyền tác giả
Tôi Tên: H A, hiện nay tôi đang làm kế hoạch lập 1 trang web, upload toài liệu và dowload tài liệu học tập - tài liệu gồm: bài giảng,đề thi,bài tập chúng tôi sưu tầm và thu thập dc,và các thành viên tham gia họ sẽ đóng góp.thành viên tham gia dowload tài liệu miễn phí tài lieu mà chúng tôi sưu tầm được hoặc thành viên khắc đăng lên.thành viên dowload tài liệu trả phí khi tài liệu đó là tài liệu hay do chúng tôi biên soạn.Trên tường trang web có những vị trí chúng tôi cho thuê quảng cáo. câu hỏi của tôi đặt ra là: liệu những tài liệu chúng tôi sưu tầm và đưa lên trang web có vi phạm bản quyền tác giả không? và khi bị khiếu nại chúng tôi phải làm gì? có bị pháp luật truy cứu trách nhiệm không?

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Bạn lập website đăng tải, biên tập tài liệu do bạn hoặc các thành viên sưu tầm, thu thập được (có trả phí hoặc miễn phí) là hành vi xâm phạm quyền tác giả được quy định trong Luật sở hữu trí tuệ 2006:

Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả

...

6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.

8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.

...


10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

...

13. Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.


Khoản 1 điều 25 Luật sở hữu trí tuệ 2006 quy định các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:

- Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân (áp dụng đối với các trường hợp nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân không nhằm mục đích thương mại.);

- Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình (Phần trích dẫn chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề được đề cập trong tác phẩm của mình);

- Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;

- Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;

- Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

- Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;

- Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;

- Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;

- Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

- Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.

Với các hành vi trên, mức xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan:

Điều 10. Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này

b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
 
Điều 18. Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.


Do vậy, khi bạn sưa tầm, đăng tải tài liệu trên website, bạn cần có sự đồng ý của tác giả và phải trả nhuận bút, thù lao (theo thỏa thuận) để tránh những rắc rối về mặt pháp lý. Ngoài ra, chúng tôi cũng lưu ý bạn một số trường hợp không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả.

- Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin;

- Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó;

- Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.


Như vậy, với những tài liệu trên thì bạn có thể đăng tải mà không vi phạm quyền tác giả.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về hành vi xâm phạm quyền tác giả. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng


CV. Phương Thảo – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo