LS Thanh Hương

Cầm giữ sổ đỏ người khác không trả có vi phạm không?

Luật sư tư vấn về trường hợp nhờ người cầm giữ sổ đỏ nhưng không trả và tự ý giao kết hợp đồng thì xử lý như thế nào? Cụ thể: Thưa luật sư, gia đình tôi cụ thể là mẹ tôi được hàng xóm tin tưởng giao giữ hộ sổ đỏ. Trong quá trình giữ có phát sinh việc môi giới mua bán nhà giữa bố tôi và bác hàng xóm. Hai bên chỉ làm việc qua điện thoại chưa có giấy uỷ quyền. Bố tôi tự ý lập hợp đồng và nhận tiền đặt cọc của bên mua, trong khi bác chủ nhà không có mặt.

Nhận thấy sự bất thường, bác chủ nhà không đồng ý bán nữa. Bên cạnh đó bố tôi đã đưa sổ đỏ cho người làm chứng của bên mua xem và họ tự ý giữ lại không trả (với lý do bác chủ nhà đã cãi nhau qua điện thoại với người làm chứng) và bố tôi với người làm chứng cùng nhau mua nhà với giá 390tr sau đó bán lại cho bên mua với giá 450tr. Nay bác chủ nhà về đòi lại sổ đỏ đó, người làm chứng kia đòi bác chủ nhà 30 triệu mới giao trả. Và giờ bác đòi kiện mẹ tôi ra toà. Xin luật sư tư vấn giúp tôi trường hợp này. Và cho tôi hỏi trong trường hợp này bố tôi và người làm chứng kia có vi phạm pháp luật không? Xin cảm ơn luật sư!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:

Xem xét hành vi của bố bạn

Bố của bạn và người chủ đất có trao đổi qua điện thoại về việc môi giới mua bán đất. Bản chất của môi giới là việc bố bạn giới thiệu các bên có nhu cầu để tiến hành giao kết hợp đồng, những việc còn lại sẽ do 2 bên mua bán tự thực hiện. Tuy nhiên, bố bạn lại tiến hành giao kết hợp đồng mà không có giấy ủy quyền của người chủ đất. Hành vi này không bị truy cứu hành chính hay hình sự nhưng sẽ bị khởi kiện dân sự đòi bồi thường.

Xem xét hành vi của người đại diện bên mua

Hành vi giữ sổ đỏ của người khác không đủ điều kiện cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Cũng không có quy định xử phạt hành chính nào đối với hành vi này. Tuy nhiên, việc dùng sổ đỏ đòi tiền có thể bị coi là hành dùng thủ đoạn uy hiếp tình thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 1999, người này có thể bị kết tội cưỡng đoạt tài sản.

Trên đây là nội dung tư vấn về hành vi cầm giữ sổ đỏ người khác. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ bạn vui lòng liên hệ Luật Minh Gia để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo