Luật gia Nguyễn Nhung

Tư vấn về gia hạn hợp đồng và đòi nợ khi doanh nghiệp phá sản.

Tôi muốn gia hạn hợp đồng thì cần làm như thế nào? Ngoài ra tôi muốn hỏi thêm về hợp đồng giao kết giữa hai bên nhưng một bên bị phá sản khi chưa thực hiện xong nghĩa vụ trả tiền.

Nội dung tư vấn: Em xin chào anh chị - Công ty TNHH Luật Minh Gia. Em có một số thắc mắc muốn nhờ anh chị tư vấn giúp em. -- - Công ty em là công ty sản xuất chế tạo và lắp đặt, trên hợp đồng thường ghi "thời gian chế tạo và lắp đặt hoàn chỉnh là ... ngày kể từ khi 2 bên ký hơp đồng và chuyển tiền đợt 1" Nhưng thực tế lúc ký nghiệm thu và xuất hóa đơn thường quá thời hạn ấy rất lâu. Thời hạn bảo hành là 12 tháng và hết thời hạn đó khách hàng phải trả nốt tiền bảo hành, tuy nhiên tiền bảo hành khách hàng thường thanh toán rất chậm, có khi 1 năm sau khi hết bảo hành. Cho em hỏi là trường hợp như vậy em có phải làm gia hạn hợp đồng không? Nếu làm gia hạn thì có phải làm gia hạn cả thời hạn thực hiện và thời hạn thanh toán không?

- Bên em có 1 hợp đồng kinh tế với 1 công ty, khi đã thực hiện xong công việc và bên kia đã tạm ứng khoảng 70% giá trị hợp đồng thì công ty kia tuyên bố phá sản, bây giờ tiền tạm ứng ấy bên em phải xử lý trên giấy tờ như thế nào cho hợp lệ ? Em cảm ơn ạ.

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Về vấn đề đầu tiên, việc gia hạn hợp đồng sẽ theo sự thỏa thuận của hai bên. Nếu hai bên muốn gia hạn hợp đồng thì có thể làm phụ lục hợp đồng, việc gia hạn hợp đồng bằng phụ lục hợp đồng không trái luật thì các thỏa thuận này vẫn có hiệu lực pháp luật căn cứ theo Điều 403 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

 

“Điều 403. Phụ lục hợp đồng

 

1. Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.

 

2. Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.”

 

Nếu trong hợp đồng bạn đã giao kết có điều khoản về cả thời hạn thực hiện hợp đồng và thời hạn thanh toán hợp đồng thì phụ lục bạn chỉ cần gia hạn cả hợp đồng. Ngoài ra, tùy theo sự thỏa thuận, hai bên có thể nêu rõ thời gian gia hạn để xác lập phụ lục phù hợp.

 

Về vấn đề thứ hai, hợp đồng kinh tế hai bên giao kết.

 

Nếu công ty giao kết hợp đồng với bạn tuyên bố phá sản thì bạn cần tìm hiểu xem họ đã mở thủ tục phá sản chưa để yêu cầu thanh toán khoản nợ 30% giá trị hợp đồng của hai bên. Nếu công ty chưa mở thủ tục phá sản thì bạn cũng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo Điều 5 Luật phá sản 2014 “chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán”.Cụ thể:

 

+ Chủ nợ không có bảo đảm là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ không được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba;

 

+ Chủ nợ có bảo đảm một phần là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba mà giá trị tài sản bảo đảm thấp hơn khoản nợ đó.

 

Thời điếm phát sinh quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần là hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán (tức là thời điểm doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán).

 

Chủ thể có yêu cầu nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải được gửi cho Toà án có thẩm quyền theo quy định tại Điều 8 của Luật phá sản 2104. Cụ thể:

 

1. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hợp tác xã tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:

 

a) Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;

 

b) Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;

 

c) Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;

 

d) Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.

 

2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

…”

 

Sau khi thụ lý đơn, Tòa án sẽ xem xét đưa ra Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản sau khi xem xét tất cả các căn cứ chứng minh doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.

 

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản, chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản (Điều 46 Luật phá sản).

 

Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán quyết định áp dụng một trong hai thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh và thanh lý tài sản, các khoản nợ hoặc quyết định chuyển từ áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sang áp dụng thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ hoặc tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản;

 

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, Tòa án sẽ thông báo quyết định mở thủ tục phá sản đến doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản và thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản để quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp đó.

 

 

Như vậy, trong trường bên phía doanh nghiệp bên chưa thực hiện thủ tục thanh lý hợp đồng đã phá sản nhưng các giấy tờ bên phía Công ty chưa thanh lý và hoàn tất thì có thể xin xác nhận doanh nghiệp bên kia phá sản để hoàn tất các thủ tục thanh lý, quyết toán với các đơn vị có liên quan nếu không nhận được 30% số tiền thanh toán còn lại.

 

Trân trọng.

CV tư vấn: Nguyễn Thị Nhung - Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo