Luật sư Trần Khánh Thương

Tư vấn về đòi lại tiền chạy việc làm

Em chào anh(chị), e có một việc muốn được anh (chị) tư vấn Em là sinh viên mới ra trường, tháng 7/201x qua giới thiệu e được biết ông A nhận chạy việc vào G. E có đến nói chuyện trực tiếp, được ông ấy tư vấn thủ tục để chạy việc và nói rõ chi phí chạy việc là 65tr đồng. Sau vài tuần suy nghĩ e đã quyết định giao tiền cho ông ta để chạy việc cho e. Khi giao tiền e có làm giấy tờ đàng hoàng, có ký kết của 2 bên và người làm chứng.

 

Tuy nhiên đến nay công việc của e vẫn không được, e có đến đòi lại tiền nhưng ông ta lại cứ hẹn hết lần này đến lần khác, nhiều lần e gọi điện cho ông ta nhưng ông ta cố tình không nghe máy. Đến giờ là em không thể chờ đợi lâu nữa, e quyết định sẽ đem ra pháp luật.

 

Vậy anh (chị) cho e hỏi như trường hợp của em có khả năng đòi lại đc tiền không, nếu đưa ra pháp luật thì cần những thủ tục gì. E rất mong nhận đc sự tư vấn của anh (chị). Em xin chân thành cám ơn!

 

>> Hỏi luật sư tư vấn về đòi lại tiền chạy việc làm, gọi 19006169 

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng lựa chọn tư vấn bởi Công ty Luật Minh Gia, chúng tôi xin tư vấn cho trường hợp của chị như sau:

 

Điều 124 – Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo như sau:

 

“1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một

giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che

giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật

này hoặc luật khác có liên quan.”

 

Tuy nhiên hợp đồng che giấu cũng vô hiệu do vi phạm quy định về hiệu lực hợp đồng quy định tại Điều 123 Bộ luật dân sự 2015 :

 

“Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.”

 

Căn cứ theo quy định của pháp luật thì giao dịch sẽ không có hiệu lực và chị có thể đòi lại tiền theo phương thức giải quyết của pháp luật hình sự Bạn có cung cấp thông tin bạn đưa tiền để nhờ người này xin việc, vậy bản chất của hợp đồng đã xác lập không phải hợp đồng vay tài sản mà là hợp đồng thực hiện một công việc nhất định với nội dung pháp luật không cho phép, do đó hành vi này có thể đã cấu thành tội nhận hối lộ và tội đưa hối lộ. Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về các tội danh này như sau:

 

Điều 354. Tội nhận hối lộ

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ

nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ

chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa

hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000

đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm

hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án

tích mà còn vi phạm;

b) Lợi ích phi vật chất.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến

dưới 500.000.000 đồng;

Điều 364. Tội đưa hối lộ

1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ,

quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có

chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không

giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000

đồng;

b) Lợi ích phi vật chất.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07

năm:

e) Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới

500.000.000 đồng.

 

Theo đó, nếu mục đích mà bạn đưa 65 triệu để nhờ xin việc là hành vi gây ảnh hưởng đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; đồng thời người nhận tiền của bạn là người có chức vụ quyền hạn trong công ty thì sự kiện đưa tiền để xin việc có đủ căn cứ cấu thành tội nhận hối lộ (với người nhận tiền) và tội đưa hối lộ (với bạn). Tùy thuộc người nhận tiền của bạn là người có chức vụ quyền hạn hay chỉ là trung gian giao số tiền này cho một người có chức vụ quyền hạn khác mà người đó phải chịu trách nhiệm hình sự với tội nhận hối lộ hoặc đồng phạm của tội đưa hối lộ.

 

Do vậy, bạn không thể khởi kiện dân sự để đòi lại số tiền đã đưa mà phải báo cáo với cơ quan công an về hành vi của các bên để được can thiệp giải quyết. Về trách nhiệm pháp lý bạn phải gánh chịu, Bộ luật Hình sự có quy định tại Khoản Điều 364 như sau:

 

Điều 364. Tội đưa hối lộ

7. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coilà không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

 

Theo đó, nếu bạn thành khẩn khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

 

Tuy nhiên, cần lưu ý thêm, nếu người nhận tiền của bạn không có chức vụ quyền hạn hoặc ngay từ đầu đã không có ý định xin việc cho bạn mặc dù đã nhận tiền thì người này thay vì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ sẽ bị truy cứu với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 – Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

 

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về đòi lại tiền chạy việc làm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

Luật gia: Trần Thị Thương – Công ty Luật Mình Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo