Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Tư vấn về đất đai thuộc sở hữu chung của hộ gia đình

Luật sư tư vấn về việc đinh đoạt tài sản là sở hữu chung của hộ gia đình; hướng giải quyết để được làm di chúc để lại tài sản đó. Nội dung hỏi tư vấn và giải đáp như sau:

 

Xin chào Luật sư! cho tôi hỏi. Ông nội chồng tôi có 2 người con trai. người con trai lớn (cha chồng tôi đã mất rất lâu rôi). còn chú thì đã có vợ theo quê vợ ở và cắt khẩu từ năm 1993. Do mâu thuẩn giữa ông nội và chú gây gắt nên ông không để lại TS đất cho con trai. mà để lại cho cháu nội trong đó có 1TS cái hồ mang tên sổ đỏ là cấp cho hộ H cấp tháng 10 năm 2006. nên tư pháp tại phường nói đất hộ không được để di chúc, và yêu cầu qua địa chính Phường hướng dẫn thủ tục làm. địa chính phường chỉ đến VP đăng ký quyền sử dụng đất để photo hồ sơ làm sổ đỏ lúc đó xem hộ có những ai. Trong hồ sơ làm lúc đó chỉ có tên ông (ông nội) và (cháu nội) không có tên ông chú. Nhưng giờ phường nói phải hỏi ý kiến của ông chú (vì đó là con). Trong khi đó mâu thuẩn giữa ông nội và chú không được tốt. Mong chuyên gia sớm tư vấn và giúp đỡ chỉ hướng giải quyết để làm được di chúc. Tôi xin cám ơn

 

Trả lời tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, đối với trường hợp trên chúng tôi tư vấn như sau

 

Theo quy định tại Khoản 29 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định: “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”.

 

Do tài sản “cái hồ” được cấp sổ đỏ cho hộ gia đình, theo đó, những thành viên trong hộ có tên trong sổ hộ khẩu tại thời điểm cấp sẽ có chung quyền sở hữu đối với cái hồ đó. Theo đó, những người đó sẽ có quyền sở hữu chung đối với cái hồ. 

 

Mặt khác theo quy định tại Khoản 2 Điều 212 Bộ luật dân sự 2015 quy định: 

 

 "2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
 

Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này."

 

Theo đó, ông nội bạn muốn để lại cái hồ (đứng tên hộ gia đình) cho cháu nội thì việc định đoạt này cần phải có sự đồng ý của thành viên trong hộ tại thời điểm cấp giấy. Theo đó, cần lập văn bản thỏa thuận về việc định đoạt tài sản chung là cái hồ là để lại cho “cháu nội” cần có chữ ký đồng ý của các thành viên trong hộ, sau đó đi công chứng hoặc chứng thực. Sau khi tiến hành xong thủ tục này, ông nội bạn có thể tặng cho cháu nội.  

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Hà Huyền - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo