Hoàng Thị Nhàn

Tư vấn về công trình trên mương thoát nước

Khu vực tôi sống có 2 dãy nhà quay lưng vào nhau ở,tôi xin gọi tắt là dãy A và dãy B.Dãy A có trước và 10 năm sau mới có dãy B.Giữa 2 dãy nhà này có 1 cống thoát nước rộng khoảng 1m và nằm ngầm trong nền đất của dãy A do đó giữa các nhà ở dãy A có xây tường ngăn cách trên mương.

 

Trước đây, cống này chỉ có dãy A làm và sử dụng, về sau dãy B hình thành và bắt đầu xả thải vào cống thóat nước.Sau này Bên dãy B khởi kiện đòi dãy A phải đập hết các bức tường đã xây trên cống với lý do để sau này tiện cho việc thông cống và thoát hiểm (trong khi dãy B không có nhà nào có cửa sau thoát hiểm cả vì họ đã sử dụng hết phần đất của mình).Phường đã ra lệnh đòi cưỡng chế phá dỡ các bức tường ngăn cách này mặc cho lý do an ninh giữa các nhà dãy A. Luật sư cho hỏi phường quyết định đúng hay sai? Xin cảm ơn !

 

Trả lời tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

 

Điều 251 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước thải như sau:

 

"Chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng khác phải làm cống ngầm hoặc rãnh thoát nước để đưa nước thải ra nơi quy định, sao cho nước thải không chảy tràn sang bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề, ra đường công cộng hoặc nơi sinh hoạt công cộng."

 

Điều 252 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề

 

"Trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy.

 

Người sử dụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trường hợp nước tự nhiên chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua thì người sử dụng lối cấp, thoát nước không phải bồi thường thiệt hại."

 

Như vậy, trường hợp do vị trí tự nhiên của dãy B mà việc cấp, thoát nước buộc phải qua cống thoát nước ngầm của dãy A thì chủ sử hữu bên dãy A phải cho bên dãy B sử dụng chung cống thoát nước nói trên. Đương nhiên, khi mà sử dụng chung như vậy thì chủ sở hữu bên dãy A nghĩa phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bên dãy B, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

 

Việc bên dãy B khởi kiện đòi dãy A phải đập hết các bức tường đã xây trên cống với lý do để sau này tiện cho việc thông cống và thoát hiểm (trong khi dãy B không có nhà nào có cửa sau thoát hiểm cả vì họ đã sử dụng hết phần đất của mình). Phường đã ra lệnh đòi cưỡng chế phá dỡ các bức tường ngăn cách này mặc cho lý do an ninh giữa các nhà dãy A là chưa hợp lý. Bởi lẽ việc thông cống của bên B phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho bên A. Nếu việc thông cống mà bắt buộc phải dỡ bỏ bức tường ngăn cách thì phải bồi thường cho chủ sở hữu của bên A

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng !
CV tư vấn: Nguyễn Thị Oanh - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo