LS Hồng Nhung

Tư vấn trường hợp người thừa kế chết trước người để lại di sản.

Trong trường hợp bà cô lập di chúc để định đoạt tài sản cho bố nhưng bố lại mất trước bà cô thì bản di chúc đó có hiệu lực pháp luật không? Các con có được hưởng thừa kế thế vị thay cha không?

1. Luật sư tư vấn luật dân sự

Khi phát sinh tranh chấp liên quan đến vấn đề thừa kế di sản theo di chúc và thừa kế thế vị, người dân còn nhiều vướng mắc, lúng túng do chưa nắm rõ các quy định của pháp luật. Do đó, nếu bạn gặp phải các vướng mắc liên quan đến vấn đề này, bạn cần tìm hiểu các quy định của pháp luật hoặc tham khảo ý kiến luật sư tư vấn. Nếu không có thời gian tìm hiểu hoặc chưa có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để luật sư của chúng tôi giải đáp và đưa ra cho bạn hướng giải quyết phù hợp.

Để được hỗ trợ, tư vấn về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169 để được hướng dẫn tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tư vấn trường hợp người thừa kế chết trước người để lại di sản

Câu hỏi: Kính chào hội đồng luật sư. Kính mong hội luật gia tư vấn giúp tôi về quyền thừa kế với nội dung bên dưới.

Bố tôi được người Cô ruột để lại di chúc được hưởng toàn bộ bất động sản của bà ấy sau khi bà ấy mất. Bố tôi có thêm một người em ruột, tôi gọi bằng chú ruột.

Trong trường hợp bố tôi mất trước Bà Cô ruột (hiện nay cả hai đều mất rồi) thì nội dung trong di chúc có còn giá trị hay không? Các con của người được hưởng di chúc có được hưởng phần thừa kế mà người cha đã mất được hưởng theo di chúc hay không? Người em của người được hưởng di chúc có được hưởng 1 phần thừa kế theo luật thừa kế thế vị hay không? Kính mong hội đồng luật sư tư vấn giúp. Chân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ thông tin bạn cung cấp, bà cô ruột để lại di chúc định đoạt toàn bộ bất động sản cho bố của bạn. Do đó, nếu nội dung di chúc phù hợp với quy định của pháp luật thì bố bạn được xác định là người thừa kế theo di chúc của bà cô. Và bản di chúc đó sẽ phát sinh hiệu lực vào thời điểm mở thừa kế (thời điểm bà cô chết).

Tuy nhiên, thông tin bạn đưa ra thể hiện bố bạn mất trước bà cô nên bản di chúc đó sẽ không có hiệu lực theo quy định tại Khoản 2 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015:

“Điều 643. Hiệu lực của di chúc

1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.

2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:

a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

…”

Nếu bản di chúc của bà cô bạn vô hiệu thì phần di sản được định đoạt trong di chúc sẽ được chia theo pháp luật theo điểm c Khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015:

“Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;”

Theo đó, di sản thừa kế sẽ được phân chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bà cô bạn theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015:

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

…”

Như vậy, hàng thừa kế thứ nhất của bà cô sẽ bao gồm các con của bà, cha mẹ và chồng của bà (nếu cha mẹ và chồng bà còn sống tại thời điểm mở thừa kế).

Ngoài ra, liên quan đến vấn đề thừa kế thế vị thì Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

“Điều 652. Thừa kế thế vị

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

Theo quy định nêu trên, thừa kế thế vị là việc cháu, chắt được thay thế vào vị trí của bố hoặc mẹ để hưởng di sản của ông, bà (hoặc cụ). Những người thừa kế thế vị được hưởng phần di sản mà bố mẹ mình (ông hoặc bà) đáng lẽ được hưởng nếu còn sống. Từ đó, đối chiếu với trường hợp của bạn, em của bố bạn không thuộc trường hợp được thừa kế thế vị theo quy định nêu trên. Vì vậy, không có căn cứ để phân chia di sản thừa kế cho em của bố bạn theo quy định của pháp luật.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo