LS Xuân Thuận

Tư vấn tranh chấp hợp đồng thuê tàu biển

Công ty A - chủ tàu và Công ty B - người thuê tàu ký kết Hợp đồng thuê tàu trần với thời hạn 18 tháng kể từ ngày 12/12/2015. Trong quá trình thuê tàu Công ty B đã nhiều lần không trả cước đúng theo quy định của hợp đồng. Công ty A đã nhiều lần làm công văn đề nghị thanh toán đủ số tiền cước Công ty B có nghĩa vụ phải trả nhưng Công ty B vẫn không thanh toán.

 

Do đó, Ngày 12/10/2016 Công ty A làm công văn thông báo chấm dứt hợp đồng trước thời hạn với Công ty B và yêu cầu công ty B trả lại tàu 30/10/2016. Tuy nhiên Công ty B đã không trả lại tàu cho chúng tôi và vẫn tiếp tục khai thác đến ngày 30/11/2016 mới trả lại tàu. Vậy xin hỏi:

 

- Trong trường hợp này Hợp đồng thuê tàu trần hết hiệu lực khi nào? (có phải chấm dứt kể từ thời điểm Cty A tuyên bố đơn phương chấm dứt hợp đồng với Cty B không? căn cứ quy định pháp luật nào?

 

- Thời gian kể từ ngày 30/10/2016 đến 30/11/2016 Công ty B phải trả cho công ty A các khoản phạt nào, có phải trả tiền thuê tàu không? Căn cứ quy định pháp luật nào?

 

- Trường hợp Công ty B kéo dài thời gian không trả lại tàu cho công ty A thì Công ty A phải làm như thế nào để buộc Công ty B trả lại tàu và bồi thường thiệt hại? căn cứ quy định pháp luật nào?

 

Mong nhận được câu trả lời sớm nhất của Quý công ty.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn tranh chấp hợp đồng thuê tàu biển. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

cảm ơn.        

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

I. Về việc chấm dứt hợp đồng

 

Điều 491 Bộ luật Dân sự 2005 về chấm dứt hợp đồng thuê tài sản quy định:

 

"Hợp đồng thuê tài sản chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

 

1. Thời hạn thuê đã hết;

 

2. Theo thoả thuận của các bên về việc chấm dứt trước thời hạn; đối với hợp đồng thuê không xác định thời hạn, khi bên cho thuê muốn chấm dứt hợp đồng thì phải báo cho bên thuê biết trước một thời gian hợp lý, nếu không có thoả thuận về thời hạn báo trước;

 

3. Hợp đồng bị hủy bỏ hoặc bị đơn phương chấm dứt thực hiện;

 

4. Tài sản thuê không còn".

 

Về thời điểm chấm dứt, Điều 426 Bộ luật Dân sự về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự quy định:  

 

"1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

 

2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

 

3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán.

 

4. Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị đơn phương chấm dứt phải bồi thường thiệt hại".

 

II. Về nghĩa vụ của bên B trong thời gian từ 30/10/2016 đến 30/11/2016

 

Điều 150 Luật Hàng hải 2005 về thanh toán tiền thuê tàu định hạn quy định:

 

"1. Người thuê tàu có trách nhiệm trả tiền thuê tàu từ ngày nhận tàu đến ngày trả tàu cho chủ tàu.

 

2. Người thuê tàu không phải trả tiền thuê tàu cho thời gian tàu không đủ khả năng khai thác do hư hỏng, thiếu phụ tùng dự trữ hoặc do thuyền bộ không đủ năng lực cần thiết. Trường hợp này, người thuê tàu được miễn trách nhiệm đối với các chi phí để duy trì tàu.

 

3. Trường hợp tàu không đủ khả năng khai thác do lỗi của người thuê tàu thì chủ tàu vẫn được hưởng tiền thuê tàu và được bồi thường các thiệt hại liên quan.

 

4. Trường hợp tàu thuê mất tích thì tiền thuê tàu được tính đến ngày thực tế nhận được tin tức cuối cùng về tàu đó.

 

5. Trường hợp người thuê tàu không trả tiền thuê tàu theo thoả thuận trong hợp đồng thuê tàu thì chủ tàu có quyền giữ hàng hoá, tài sản trên tàu, nếu hàng hoá, tài sản đó thuộc sở hữu của người thuê tàu".

 

Đồng thời, Khoản 4 Điều 490 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: "Khi bên thuê chậm trả tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả lại tài sản thuê và trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thường thiệt hại; bên thuê phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản thuê, nếu có thoả thuận". Theo đó các khoản phạt mà bên B phải trả sẽ tùy vào thỏa thuận của các bên.

 

III. Giải quyết trường hợp Công ty B cố tình không trả lại tàu và vấn đề bồi thường thiệt hại

 

Điều 259 Luật Hàng hải 2005 về nguyên tắc giải quyết tranh chấp hàng hải quy định:

 

"1. Các bên liên quan có thể giải quyết tranh chấp hàng hải bằng thương lượng, thoả thuận hoặc khởi kiện tại Trọng tài hoặc Toà án có thẩm quyền.

 

2. Tranh chấp hàng hải được Trọng tài hoặc Toà án giải quyết theo thẩm quyền, thủ tục do pháp luật quy định".

 

Đồng thời, Khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 ghi nhận: "Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác". Như vậy khi bị ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp, Công ty A có quyền khởi kiện ra Trọng tài hoặc Tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết. 

 

Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn tranh chấp hợp đồng thuê tàu biển. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

.

Luật gia Nguyễn Thúy Hạnh - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo