Luật sư Trần Khánh Thương

Tư vấn thừa kế đất đai do ông bà nội để lại

Chào Luật sư: Tôi đại diện cho 10 gia đình đang rất bức xúc trước vấn đề sau đây: Nội tôi có 5 người con, ba tôi là con trai lớn. Đất đai đang ở là do nội tôi khai phá mà có. Nội cho những đứa cháu cất nhà ở (trong đó có tôi) tính đến nay đã gần 30 năm. Chúng tôi cất nhà ở cố định từ đó đến nay.


- Nội tôi mất không để lại di chúc. Hiện nay người con út của nội tôi là ông T. Ông đã lập gia đình và sống ở bên vợ hơn 30 năm. Lúc nội tôi bệnh và mất, không có ông ở đó. Nay ông ngang nhiên về đòi lại hết đất đai mà chúng tôi đang ở đòi phân chia lại. Ông T nộp đơn ra tòa thưa ba tôi và các chú tôi (tổng cộng 10 gia đình). Xin hỏi luật sư, ông T lấy quyền gì đòi lại đất? Ông T làm vậy là đúng hay sai?

2. Xin luật sư tư vấn cho chúng tôi, những căn cứ pháp lý nào chứng minh đất đai này đã thuộc quyền sở hữu của chúng tôi. Ra tòa tôi dựa vào điều nào của luật để bảo vệ và giành quyền lợi về mình. Ông T rất giàu, định dùng tiền để quyết thắng kiện. Rất mong luật sư tư vấn giúp dùm. CHÚNG TÔI RẤT CẦN ĐƯỢC TƯ VẤN. CHÂN THÀNH CẢM ƠN. CHÚC SỨC KHỎE

Tư vấn thừa kế đất đai do ông bà nội để lại
>> Tư vấn quy định về Quyền khởi kiện yêu cầu thừa kế, gọi 19006169

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, về quyền thừa kế tài sản trong trường hợp người chết không để lại di chúc

 

Ông nội bạn mất không để lại di chúc, trường hợp này di sản sẽ được chia theo quy định của pháp luật.

 

Vấn đề phân chia di sản thừa kế theo pháp luật đã được chúng tôi tư vấn chi tiết qua các bài viết:

 

=> Quy định về Thừa kế theo pháp luật

 

=> Chia di sản thừa kế theo pháp luật; luật sư tư vấn về thừa kế tài sản theo pháp luật;…

 

Mời bạn tham khảo để hiểu rõ quy định của pháp luật trong trường hợp này.

 

Theo quy định của pháp luật thì khi ông bạn mất, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Có quyền được hưởng một phần di sản thừa kế do người chết để lại. DO vậy, ông T vẫn có quyền được hưởng di sản trong trường hợp này.

 

Thứ hai, về thời hiệu khởi kiện

 

Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời hiệu thừa kế như sau:

 

“1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

 

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

 

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này…”

 

Như vậy, thời hiệu khởi kiện để yêu cầu chia di sản thừa kế là 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì người được thừa kế không có quyền khởi kiện nữa.

 

Do thông tin mà bạn cung cấp chưa rõ ràng nên chúng tôi không xác định được thời điểm ông bạn mất là lúc nào. Vì vậy, chúng tôi phân ra hai trường hợp:

 

Trường hơp từ thời điểm ông bạn mất đến nay chưa quá mười năm: nếu trong thời hạn này thì những người thừa kế (trong đó có người con út của ông bạn) có quyền khởi kiện để yêu cầu chia di sản hoặc xác nhận quyền thừa kế của mình.

 

Trường hợp từ thời điểm ông bạn mất đến nay đã quá mười năm thì người con út của ông bạn mất quyền khởi kiện vì đã hết thời hiệu khởi kiện theo quy định của pháp luật.

 

Trân trọng

Luật gia: Trần Thị Thương - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo