LS Trần Khánh Thương

Tư vấn những vấn đề pháp lý liên quan đến vấn đề thừa kế

Tư vấn về lập di chúc không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Cháu đích tôn có quyền ngăn cản bà lập di chúc và đòi thừa kế hay không? Quyền yêu cầu chia di sản thừa kế của người thuộc hàng thừa kế thứ nhất; ....

 

Tư vấn về lập di chúc không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

 

Câu hỏi đề nghị tư vấn:

Xin chào công ty luật Minh Gia! Em tên là N ở Hà Nội cho em xin hỏi một việc như sau ạ: Bố em được ông bà trước khi mất cho 70m đất trên di chúc có ghi. Nhưng do gia đình đang có tranh chấp nên vẫn chưa tách được sổ đỏ trên sổ đỏ cả mảnh đất đứng tên ông. Mà di chúc bị người cháu con ông chú giữ bố em chỉ có bản pho to di chúc có công chứng. Nay sợ gia đình nhà người em của bố em có ý định không tốt nên bố em muốn viết luôn di chúc để lại 70m đất đó cho hai chị em em. Tránh sau này người em của bố em nhờ bố em kí giấy tờ mà chúng em không biết. Vậy cho em hỏi 70m đất của ông bà cho bố em đó chưa có sổ đỏ thì bố em có làm được di chúc không? Em mong công ty tư vấn giúp em em bối rối quá! Em xin cảm ơn! 

 

Trả lời tư vấn:

 

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
 

Tư vấn về các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp

Với trường hợp của anh/chị thì anh/chị cần xem xét về mảnh đất này có nguồn gốc sử dụng đất như thế nào và có các chứng cứ hoặc các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp như các bài viết nêu trên thì bố chị sẽ vẫn có thể làm di chúc hợp pháp đối với phần đất này mà không cần giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.


Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Ngoài ra, Anh/chị có thể tham khảo thêm qua một số văn bản pháp luật sau đây có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh chị:
 
 

1 |==========================

Cháu đích tôn có quyền ngăn cản bà lập di chúc và đòi thừa kế hay không?

 

Câu hỏi đề nghị tư vấn:

Xin chào hội đồng luật sư: Cháu xin hỏi một số vấn đề, xin luật sư tư vấn ạ! Bà ngoại cháu năm nay đã 80 tuổi, bà cháu sinh đc 4 người con gái và 1 người con trai. Nhưng người con trai đã mất cách đây 20 năm. Bà cháu có 1 mảnh đất, giờ bà cháu muốn lập 1 bản di chúc nhượng lại cho 4 người con gái dùng để làm đất thờ cúng sau này, ko đc bán. Nhưng cháu đích tôn của bà (con trai của cậu đã mất) không đồng ý việc chuyển nhượng này. Vậy thì có làm đc thủ tục chuyển nhượng ko ? Và sau này, cháu đích tôn của bà có về đòi đc một phần thừa kế ko ạ? Xin hội đồng luật sư tư vấn giúp cháu ạ! Cháu xin cảm ơn!

 

Trả lời tư vấn:

 

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau: Về cơ bản người cháu đích tôn không thể ngăn cản bà của anh/chị lập di chúc định đoạt tài sản của bà sau khi bà qua đời hay lập hợp đồng tặng cho/chuyển nhượng phần tài sản của bà cho bất kỳ ai. Theo đó, bà có quyền để lại di chúc hoặc tặng cho/chuyển nhượng nếu nội dung di chúc hoặc hợp đồng tặng cho/chuyển nhượng của bà là định đoạt trong phạm vi tài sản của bà. Cháu đích tôn không thuộc trường hợp được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo Điều 669 Bộ luật Dân sự 2005, do đó nếu bà đã để lại di chúc, di chúc hợp pháp và người cháu đích tôn không được thừa kế theo di chúc thì người này sẽ không đòi thừa kế được trong phạm vi phần di sản của bà khi bà qua đời.

Tuy nhiên, như đã nói, bà chỉ có quyền quyết định đối với phần tài sản của mình, việc xác định toàn bộ mảnh đất có phải của bà hay không và bà có quyền định đoạt toàn bộ mảnh đất này hay không còn tùy thuộc vào nguồn gốc đất. Cụ thể về vấn đề này chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một số bài viết sau đây:

- "Quyền định đoạt quyền sử dụng đất"

- "Tư vấn về phân định quyền sử dụng đất"

- "Tư vấn nên để lại di chúc hay làm hợp đồng tặng cho đất"

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
 

2 |==========================

Quyền yêu cầu chia di sản thừa kế của người thuộc hàng thừa kế thứ nhất

 

Câu hỏi đề nghị tư vấn:

Bố tôi có 1 mảnh đất, hồi còn sống anh hai tôi có xây 1 căn nhà trên mảnh đất của bố tôi để cả nhà cùng sinh sống. Đến khi bố tôi mất,tôi có yêu cầu anh hai tôi chia tài sản là mảnh đất đó, nhưng anh hai tôi bảo phải trả lại anh số tiền đã dùng để xây căn nhà trên mảnh đất đó thì mới chịu chia thừa kế. Tôi muốn hỏi là việc anh hai tôi yêu cầu như thế có đúng không, tôi có quyền chia đôi mảnh đất đó không và tôi phải làm thế nào để sở hữu 1 nửa mảnh đất đó.

 

Trả lời tư vấn:

 

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn như sau:
 
Khi bố bạn mất không để lại di chúc, tài sản thuộc sở hữu của bố bạn sẽ là di sản thừa kế. Anh trai bạn không có quyền ngăn cản việc chia di sản thừa kế của bố bạn. Nếu anh trai bạn không cho chia thừa kế và hai anh em không thể tự thỏa thuận, bạn có thể gửi đơn ra Tòa yêu cầu chia di sản thừa kế. 
 
Nếu căn nhà chỉ xây dựng trên một phần đất, đất nhà bạn có diện tích đủ để tách thửa là đôi thì bạn không có nghĩa vụ phải thanh toán số tiền xây dựng trên nhà. Bạn sẽ được nhận phần đất không có nhà.
 
Nếu căn nhà xây dựng trên toàn bộ diện tích đất, mà anh bạn chứng minh được căn nhà đó do anh bạn bỏ công sức ra xây dựng, thuộc sở hữu của anh trai bạn. Khi gửi đơn ra Tòa, Hội đồng xét xử có thể xem xét chia di sản theo hướng yêu cầu anh bạn được hưởng đất và nhà đồng thời phải thanh toán phần giá trị tương ứng với mảnh đất bạn được hưởng.
 

 

 

3 |==========================

Ông bà để lại tài sản, cháu có được yêu cầu chia hay không

 

Câu hỏi đề nghị tư vấn:

Chào luật sư,em năm nay 22 tuổi, hiện còn đang học tại truờng đại học trong thành phố, ông bà em có để lại một căn nhà chung, khi gia đình đòi bán ra thì số tiền ba em nhận đuợc em có quỳên đuợc yêu cầu chia không ạ,vì hòa khí gia đình em không tốt, em sợ ba mẹ sẽ không chia cho em số tiền đó !!

 

Trả lời tư vấn:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau: việc xác định bạn có quyền yêu cầu chia hay không sẽ tùy thuộc vào nguồn gốc căn nhà và hình thức "để lại" căn nhà này của ông bà bạn. Chẳng hạn, bạn có thể yêu cầu chia trong các trường hợp:

1. Trường hợp 1: Căn nhà "chung" này thuộc sở hữu của hộ gia đình và bạn có tên trong sổ hộ khẩu thời điểm nhà được cấp sổ đỏ hoặc sổ hồng. Theo đó khi ba mẹ bán căn nhà bạn có thể yêu cầu phần chia tương ứng với phần sở hữu của bạn trong căn nhà. 

2. Trường hợp 2: Ông bà "để lại" cho bạn theo hình thức di chúc hoặc hợp đồng tặng cho (có công chứng) 1 phần hoặc toàn bộ căn nhà này. Trường hợp này bạn có thể yêu cầu ba mẹ chia cho mình phần được hưởng tương ứng với nội dung di chúc hoặc hợp đồng. 

3. Trường hợp 3: "Ông bà" mà bạn nói là ông bà ngoại, ông bà đã qua đời, không có di chúc, mẹ bạn (con gái ông bà) đã qua đời trước ông bà. Trường hợp này bạn có thể yêu cầu chia theo diện thừa kế thế vị. Chi tiết về thừa kế thế vị chúng tôi đã tư vấn trong bài viết "Tư vấn về thừa kế thế vị".

Ngoài ra bạn có thể tham khảo các văn bản pháp luật sau đây có quy định và hướng dẫn liên quan trường hợp của bạn:

- Luật Đất đai 2013

- Bộ luật Dân sự 2005
 

4 |==========================

Đòi lại di sản thừa kế từ người quản lý di sản

 

Câu hỏi đề nghị tư vấn:

Chào luật sư ạ Cháu tên Ngọc Anh sinh năm 1997 ,năm nay 19 tuổi . Chẳng là ông cháu qua đời cách đây gần 10 năm có để lại cho cháu 100 triệu và có lập di chúc. Ông cháu nhờ 1 bác cầm số tiền đấy giao cho người nuôi cháu để khi cháu đủ 18 tuổi sẽ có vốn làm ăn. Lúc bác kia giao tiền cho người nuôi cháu ,bác cháu đã viết 1 tờ giấy đã giao tiền cho người kia không thiếu 1 xu và 2 bên đã ký tên vào tờ giấy đấy ạ Bên kia nhận tiền nhưng đến bây giờ họ không trả còn chửi bới đuổi cháu ra khỏi nhà. Cho cháu hỏi có cách nào để cháu lấy lại số tiền ông cháu để lại cho cháu không ạ ? Nếu họ không trả thế có thể đưa ra tòa được không ạ ? Cháu mong câu trả lời sớm nhất của luật sư ạ. Cháu cảm ơn trước

 

Trả lời tư vấn:

 

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:
 
Căn cứ quy định tại khoản 1 ĐIều 638 BLDS 2005 thì: "Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thoả thuận cử ra." Theo đó, nếu ông bạn có chỉ định người bác đó quản lý số tiền để lại cho bạn thì bác bạn được xác định là người quản lý di sản.
 
Người quản lý di sản có nghĩa vụ: 
 

Điều 639. BLDS - Nghĩa vụ của người quản lý di sản

 

1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 638 của Bộ luật này có các nghĩa vụ sau đây:

 

a) Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

 

b) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp và định đoạt tài sản bằng các hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;

 

c) Thông báo về di sản cho những người thừa kế;

 

d) Bồi thường thiệt hại, nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;

 

đ) Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.

 

2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 638 của Bộ luật này có các nghĩa vụ sau đây:

 

a) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp và định đoạt tài sản bằng các hình thức khác;

 

b) Thông báo về di sản cho những người thừa kế;

 

c) Bồi thường thiệt hại, nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;

 

d) Giao lại di sản theo thoả thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc theo yêu cầu của người thừa kế.

Như vậy, nếu người quản lý di sản làm mất mát, tẩu tán tài sản được giao quản lý thì họ đã vi phạm nghĩa vụ của người quản lý di sản. Nếu không thoả thuận được, bạn có thể khởi kiện ra Toà án để yêu cầu hoàn trả di sản thừa kế mà ông để lại cho bạn.
 

5 |==========================

Tư vấn về thừa kế theo di chúc

 

Câu hỏi đề nghị tư vấn:

cho em hỏi là:người chồng đã có vợ và có 2 con sau đó người vợ đầu qua đời ông quyết định tiến thêm bước nữa và có được người vợ sau và có thêm 1 đứa con.sau đó ông qua đời và để lại 1 bản di chi chúc vè quyền thừa kế tài sản đã có chữ kí xác nhận và công chứng tại UBND xã được biết ông đã mất 3 năm kể từ lúc mở di chúc.em muốn biết tài sản của ông được chia như thế nào...xin cảm ơn

 

Trả lời tư vấn:

 

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
 
Nếu như bản di chúc được lập bằng văn bản, nội dung di chúc không trái quy định của pháp luật, đạo đức xã hội và khi lập di chúc người lập minh mẫn, không bị lừa dối, ép buộc thì di chúc đó là hợp pháp. Sau khi xác định di chúc hợp pháp thì di sản thừa kế sẽ được chia theo nội dung của di chúc. Những ai được chỉ định trong di chúc sẽ được hưởng di sản thừa kế theo ý chí của người mất khi lập di chúc.
 
Tuy nhiên, điều 669 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

"Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động."

Theo đó, nếu con chưa thành niên, cha , mẹ , vợ, chồng và con đã thành niên mà không có khả năng lao động không là đối tượng được chỉ định hưởng thừa kế theo nội dung di chúc thì họ vẫn được hưởng 2/3 của một suất thừa kế.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Ngoài ra, Anh/chị có thể tham khảo thêm qua một số văn bản pháp luật sau đây có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh chị:

Bộ luật dân sự năm 2005

 

 

6 |==========================

Thừa kế có yếu tố nước ngoài

 

Câu hỏi đề nghị tư vấn:

Bà ngoại tôi mất để lại tài sản mà không để lại di chúc, mẹ tôi thuộc hàng thừa kế thứ nhất, nhưng nay mẹ tôi đang định cư ở nước ngoài, vậy tôi có the thay mặt mẹ tôi nhận di sản thừa kế được không, và thủ tục như thế nao

 

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

Thủ tục nhận tiền thừa kế khi đang định cư ở nước ngoài
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Ngoài ra, Anh/chị có thể tham khảo thêm qua một số văn bản pháp luật sau đây có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh chị:

Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005

7 |==========================

Di chúc không có công chứng

 

Câu hỏi đề nghị tư vấn:

Xin anh(chị) tư vấn cho tôi việc tôi muốn viết di chúc nhưng tôi muốn giữ bí mật.tôi không đến tư pháp địa phương để công chứng thì sau khi qua đời bản di chúc đó có hiệu lực pháp lý hay không?mong trả lời giùm tôi sớm.tôi xinh cảm ơn nhiều

 

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

Thủ tục lập di chúc và quy định liên quan

Thủ tục lập di chúc và các quy định có liên quan


Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Ngoài ra, Anh/chị có thể tham khảo thêm qua một số văn bản pháp luật sau đây có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh chị:

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )
 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo