Lò Thị Loan

Tư vấn luật về việc vay vốn ngân hàng và các vấn đề pháp lý liên quan

Xin chào luật sư Minh Gia, tôi cần sự trợ giúp tư vấn luật về vấn đề vay vốn ngân hàng và việc chậm trả nợ gốc.

 

Tôi đang là một viên chức nhà nước bên giáo dục. Tháng 8/2015 chồng tôi có đứng tên vay thế chấp mảnh đất của mẹ đẻ tôi cho ngân hàng pg bank với số tiền là 400 triệu đồng trong thời hạn là 1 năm để lấy vốn kinh doanh mặt hàng phế liệu. hàng tháng tôi vẫn trả lãi đầy đủ cho đến khoảng tháng 6 năm 2016 công việc của tôi làm ăn bị thua lỗ vì vậy đến tháng 8 năm 2016 tôi đã không thể thanh toán hợp đồng trên. Tuy nhiên tôi có đề nghị ngân hàng cho đáo hạn thêm thời gian nhưng ngân hàng không đồng ý. Và cứ thế ngân hàng bảo gia đình chúng tôi không hợp tác. nhung dù thua lỗ đến tháng 12 năm 2016 tôi vẫn cố gắng trả lãi phạt cho ngân hàng là 20 triệu đồng. Và do chưa thu xếp được nên từ đó đến nay tôi chưa thanh toán thêm khoản nào. Và ngân hàng nói sẽ kiện chúng tôi nếu chúng tôi không thanh toán dứt điểm vào ngày 15/3/2017. Nhưng giờ nếu tôi chưa trả được thì theo luật sư chúng tôi có thể thương lượng với ngân hàng không? Và nếu ngân hàng kiện ra tòa thì viên chức như tôi có bị đuổi việc không? Vì hiện giờ gia đình tôi chưa thể thanh toán một lúc 400 triệu được. Vậy xin cty tư vấn cho tôi cách giải quyết và luật trong trường hợp của tôi với a. Cám ơn quý công ty, xin nói thêm là gia đình chúng tôi rất hợp tác với ngân hàng để trả nợ, nhiều lần xin ngân hàng cho phương án trả dần nhưng ngân hàng liên tục từ chối và nói sẽ kiện, sẽ về chặn cổng nhà chúng tôi. và nói chúng tôi không hợp tác trả nợ với ngân hàng.

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia của chúng tôi, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 
Theo Quyết định số 20/VBHN-NHNN quyết định về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng  thì trong trường hợp này bạn có thể có thể căn cứ vào hợp đồng vay giữa chồng bạn và ngân hàng để thương lương với phía ngân hàng về việc chậm trả số tiền 400 triệu mà chồng bạn đã vay.Căn cứ pháp lý là điều 13 quyết định này:
 
 
Điều 13. Trả nợ gốc và lãi vốn vay

 

1. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về việc trả nợ gốc và lãi vốn vay như sau:

 

a) Các kỳ hạn trả nợ gốc;

 

b) Các kỳ hạn trả lãi vốn vay cùng với kỳ hạn trả nợ gốc hoặc theo kỳ hạn riêng;..."

 

Như vậy, thì việc quá hạn trả nợ gốc thì các bên có quyền thỏa thuận với nhau về việc gia hạn và những thỏa thuận liên quan. Thứ hai trong trường hợp của bạn chồng bạn là người đứng tên vay thế chấp ngân hàng hơn nữa bạn cũng là viên chức nhà nước trong cơ quan khác nên việc nếu trường hợp ngân hàng có kiện ra tòa thì bạn cũng không bị ảnh hưởng cũng như bị đuổi việc trong trường hợp này.
 
Phương án giải quyết trong trường hợp này của bạn đó là bạn và chồng bạn nên thỏa thuận với phía ngân hàng về việc không có khả năng trả nợ đúng hạn khi đó thì phía ngân hàng sẽ đánh giá khả năng trả nợ và chấp nhận cho cơ cấu lại thời gian trả nợ theo Điều 22 của Quyết định số 20/VBHN-NHNN.

 

"1. Các tổ chức tín dụng tự quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, trên cơ sở khả năng tài chính của mình và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay:

 

a) Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả nợ trong các kỳ hạn tiếp theo, thì tổ chức tín dụng xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay.

 

b) Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả nợ trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.

..."

 

Với phương án này thì bạn cũng cần có các căn cứ chứng minh để thuyết phục phía ngân hàng thay đổi thời hạn trả nợ gốc và lãi bạn là viên chức nhà nước thì chắc sẽ có sổ lương đó là những căn cứ có lợi cho việc thuyết phục ngân hàng trong việc kéo dài thời gian trả nợ gốc và lãi.

 

Ngoài ra, do việc kinh doanh của bạn chưa kịp thu hồi vốn khi đến hạn trả ngân hàng, khoản vay có nguy cơ bị chuyển quá hạn. Nhưng nếu ngân hàng nhận thấy đây là khách hàng tốt, có trách nhiệm trong việc chi trả nợ và lãi suất quá hạn cũng như hợp tác với phía ngân hàng trong việc thanh toán khoản nợ, rủi ro xảy ra là bất khả kháng và nằm ngoài dự liệu chữ không có dấu hiệu cố tình không trả nợ thì ngân hàng có thể dùng nghiệp vụ đảo nợ trong trường hợp này của bạn.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến Tổng đài luật sư tư vấn luật trực tuyến - 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng !

CV Nguyễn Hải - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo