Luật sư Trần Khánh Thương

Tư vấn luật về vấn đề vay nợ nhưng mất khả năng thanh toán

Xin chào cty luật Minh Gia, tên mình là H năm nay 36 tuôi hiện ở Thành phố H: Mình muốn được tư vấn luật trong trường hợp sau mong Luật Minh Gia tư vấn giúp mình nhé. trong việc làm ăn mình có đứng ra vay chị A một số tiền nhất định sau đó do làm ăn thua lỗ nên mình đã mất tất cả, mình đã phải bán nhà đi để trả nợ cho chị A và vừa rồi chị A lại bắt nốt con xe SH của mình rồi.

 

Cho đến tại thời điểm này mình ko làm gì gia tiền và ko có nguồn thu nhập nào cả và vừa sinh thêm cháu nhỏ ( cháu thứ 3), chồng mình thì đi làm lương thấp và không ổn định, không đủ nôi sống gia đình nên mình vẫn phải nhờ vào sự cưu mang của 2 bên Nội Ngoại nên khả năng trả nợ cho bên A là ko còn nữa, bên A nói sẽ đưa Mình ra tòa. vậy mình muốn Luật Minh Gia cho mình được biết nếu ra tòa thì mình sẽ phải trả nợ như nào cho bên A? và mình phải có trách nhiệm như nào với món nợ trên. món nợ mình nợ bên A đến bây giờ là còn 195 000 000 ( một trăm chín mươi lăm triệu đồng chẵn) Xin công ty luật Minh Gia tư vấn giúp mình với. xin cam ơn cty Luật Minh Gia.

 

 

Trả lời: Chào chị! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn. Trường hợp của chị chúng tôi tư vấn như sau:

 

Điều 466 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay:

 

"Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

 

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

 

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

 

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

 

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

 

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."

 

Khi đến hạn trả nợ, nếu chị không thanh toán mà hai bên không thoả thuận được về việc kéo dài thời hạn thanh toán thì bên cho vay có quyền khởi kiện ra Toà án yêu cầu thực hiện đúng hợp đồng, buộc chị phải thanh toán số tiền đã vay.

 

Sau khi có bản án của Toà án, nếu chị không tự nguyện thi hành án, thì bên chủ nợ có thể làm đơn gửi cơ quan thi hành án để áp dụng các biện pháp đảm bảo thi hành án tại Điều 71 Luật thi hành án dân sự:

 

1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.

 

2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.

 

3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.

 

4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.

 

5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.

 

6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định

 

Lưu ý: Trường hợp này, chị nên khẩn thiết thương lượng với bên chủ nợ để được thanh toán thành các đợt để có thời gian chuẩn bị tiền. Nếu đưa ra toà án thì chị vừa bị áp dụng các biện pháp buộc thi hành án nêu trên đồng thời phải chịu thêm tiền án phí.

 

Trân trọng!

Khánh Thương - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo