Hoàng Thị Nhàn

Tư vấn lối đi qua bất động sản liền kề

Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác. Theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015, quyền về lối đi qua là một trong những quyền đối với bất động sản liền kề. Vậy, quyền về lối đi qua được quy định như thế nào?

Có nhiều hộ gia đình, cá nhân có bất động sản bị vây bọc bởi các động sản khác, và muốn có lối đi qua nhưng không biết các quy định về quyền về lối đi qua là như thế nào nên đã có nhiều vụ việc tranh chấp về lối đi qua khi bất động sản vị vây bọc không có lối đi ra đường công cộng. Nếu bạn là chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc hay chủ sở hữu bất động sản vây bọc mong muốn tìm hiểu thêm các quy định của pháp luật liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên đối với trường hợp có bất động sản bị vây bọc thì hãy liên hệ với chúng tôi thông qua số Họtline: 1900.6169, Công ty Luật TNHH Minh Gia sẵn sàng đồng hành cùng bạn giải đáp các thắc mắc liên quan đến quyền đối với bất động sản liền kề để bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho bạn. 

 Chúng tôi xin cung cấp một bài viết về tranh chấp lối đi qua khi bất động sản bị vây bọc không có lối đi ra đường công cộng để bạn có thể tham khảo.

Nội dung tư vấn: Hiện tại gia đình tôi đang sống ở địa chỉ này đến nay đã 30 năm, và hiện tại số đỏ của tôi chưa có lối đi thể hiện.Thưa quý luật sư vì không có đường đi tuy tôi sống ở đây đã lâu giáp ranh với trường tiểu học (1988) đến năm 1998 tôi đã từng xin trường và UB xã nhưng không ai cho. Về sau xã  đã giải quyết là cắt đất từ trường tiểu học  cho hai gia đình chúng tôi từ đó đến năm 2010 do ông H người tôi đã viết đơn xin cùng tôi không biết lý do gì gây khó khăn cho gia đình tôi trẽn đường đã cấp từ trường tiểu học và tôi đã yêu cầu trường can thiệp và năm đó ô hiệu trưởng Trường đã viết giấy xác nhận là từ ranh trường đường đã cắt đất của trường vào 1.5m là đất đường đi của hai hộ và có ông H và tôi đã ký công nhận một thời gian sau do đường 1.5 quá khó khăn trong sinh hoạt tôi có đề nghị xin trường và UB . Sau đó Hồi đồng trường đã nhất trí cắt thêm cho đường đi 0.7m với điều kiện hai hộ chúng tôi đóng góp vào 10.000 đồng để hỗ trợ xây tường bao của đường đi đó, con đường đó vẫn đi lại bình thường, tuy nhiên đến hôm nay vì sự khó khăn của gia đình tôi đã làm thủ tục vay vốn ngân hàng sau khi nhận giấy họ vào khảo sát thì họ không cho vay. Lý do là đất nhà ở của gia đình tôi không có lối vào thể hiện trên sổ đỏ và tôi đã nhờ xã can thiệp thì mới biết là do ông Hoàng P đã đo đất đường đi của nhà tôi vào sổ của đất ông, vậy tôi xin hỏi giờ tôi phải làm sao, ông H cũng xác định có đường nhưng ông không hợp tác với tôi để đo trả lại con đường đi cho gia đình tôi. Xin hãy can thiệp và hướng dẫn cho tôi đòi lại công bằng. Xin cảm ơn !

Trả lời tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc của mình về công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Theo quy định tại điều 254 Bộ luật dân sự năm 2015:

1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định….”

Như vậy, nếu những người sử dụng bất động sản liên kề không có lối đi ra ngoài đường lớn thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu của các bất động sản liền kề mở lối đi cho mình và trả một số tiền tương ứng với việc hạn chế quyền sử dụng đất cho chủ liền kề đó. Hai gia đình không có lối đi và đã được trường học cắt cho một lối đi chung ra đường công cộng. Hơn nữa, hiệu trưởng nhà trường đã có văn bản xác nhận cắt 1 lối đi cho hai hộ gia đình nhà bạn và ông H cùng sử dụng để di chuyển ra đường lớn. Do vậy, gia đình bạn có thể dựa vào văn bản xác nhận này yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND xã yêu cầu công nhận là lối đi chung giữa hai hộ, không phải thuộc sở hữu riêng của ông H, yêu cầu đính chính lại thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phần đất này là lối đi chung. Nếu không hòa giải được thì yêu cầu UBND lập biên bản hòa giải không thành và gia đình bạn có quyền khởi kiện tới TAND yêu cầu xác định lối đi chung để đảm bảo quyền lợi cho gia đình mình.

Mặt khác, đối với việc Ngân hàng không cho gia đình bạn vay do giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không có phần diện tích đất thể hiện lối đi do một bên ý chí của Ngân hàng, cũng chưa có quy định cụ thể bắt buộc ngân hàng phải cho vay trong trường hợp này. Do đó, bạn cần xác minh lại những vấn đề mà chúng tôi đề cập ở trên.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Nguyễn Thảo - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo