LS Vy Huyền

Tư vấn đề nghị xử lý kỷ luật viên chức?

Thưa luật sự, em là cán bộ CNVC, em đang sinh sống tại tập thể, vừa qua em có xô xát với một giáo viên sống tại tập thể của em, cô ấy đã đánh em chảy máu miệng, thâm tím mặt và sưng vù mặt lên. trong thời gian đánh em, em mới sinh em bé được 03 tháng, đang rất yếu không chống cự lại được. em muốn được Luật Sư tư vấn giùm em hình thức xử lý vi phạm đối với giáo viên ấy!em có được khởi kiện và đề nghị kỷ luật giáo viên đó không ah?nếu khởi kiện em phải viết đơn như thế nào ạ?vì thấy hiệu trưởng ch
Trả lời tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, vấn đề của bạn Luật Minh Gia tư vấn như sau

Thứ nhất: Vấn đề xử lý kỷ luật.

Theo thông tin của bạn thì cả bạn và người gây thương tích cho bạn đều là viên chức ngành giáo viên. Do đó, theo quy định tại “Nghị định số 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức” quy định:

Theo Điều 4 của nghị định này

“Viên chức bị xử lý kỷ luật khi có hành vi vi phạm pháp luật trong các trường hợp sau:

1. Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ của viên chức và những việc viên chức không được làm quy định tại Luật viên chức;

2. Vi phạm các nghĩa vụ khác cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết với đơn vị sự nghiệp công lập;

3. Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật;

4. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự”

Như vậy, việc cô giáo ấy đánh bạn đã vi phạm vào điều khoản những việc viên chức không được làm theo quy định của luật viên chức. Đó là gây mất đoàn kết trong nội bộ cũng như vi phạm điều lệ của nhà trường nơi viên chức đó công tác về nhân phẩm giáo viên, quy tắc ứng xử…

Các hình thức xử lý kỷ luật được áp dụng

-Khiển trách

-Cảnh cáo

-Buộc thôi việc

Tùy theo mức độ vi phạm mà bị áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật trên. Bạn có thể báo cáo sự việc lên người quản lý cơ quan nơi cả hai người đang làm việc (hiệu trưởng) trình bày sự việc để được bảo đảm quyền lợi của mình.

Thứ hai: Khởi kiện

Bạn nên đi giám định thương tích

Trường hợp thứ nhất: nếu thương tích của bạn được giám định từ 11% trở lên thì bạn có quyền ra cơ quan công an tố giác hành vi phạm tội của cô giáo trên với tội danh cố ý gây thương tích.

Trường hợp thứ hai: nếu thương tích của bạn được giám định dưới 11% thì bạn có quyền khởi kiện ra tòa dân sự đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Căn cứ theo quy định tại Bộ luật dân sự 2005  “Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.”
 
Thủ tục khởi kiện

Nội dung đơn khởi kiện được quy định tại điều 164 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011  như sau:

1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.

2. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

c) Tên, địa chỉ của người khởi kiện;

d) Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có;

đ) Tên, địa chỉ của người bị kiện;

e) Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có;

g) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có.

3. Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải
ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì đơn khởi kiện do người đại diện theo pháp luật của những người này ký tên hoặc điểm chỉ. Kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp.

Trường hợp người khởi kiện không biết chữ, không nhìn được, không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì phải có người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận trước mặt người khởi kiện và người làm chứng.

Hình thức nộp đơn:

-Nộp trực tiếp tại Toà án;

- Gửi đến Toà án qua bưu điện.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn đề nghị xử lý kỷ luật viên chức?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng


CV Phạm Thị Hường - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo