Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tư vấn chia thừa kế đất đai của ông bà đề lại?

Tôi xin nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi trường hợp thừa kế đất của ông bà để lại. Thông tin cụ thể như sau: Ông nội (mất năm 1950); Bà bội (mất năm 1979) Các con bao gồm: Bác gái 1 (mất năm 1891) có 3 người con; Bác trai 2 có 3 người con; Bác gái 3 có 3 người con; Bố tôi có 3 người con, tôi là người thứ 2; Chú có 3 người con; Chú út, đã mất và không có con. Ông bà nội tôi có 1 mảnh đất khoảng 250 m2, khi mất không để lại di chúc.

 

Hiện nay Bác 2, bố tôi và chú tôi cùng với 3 người con của (bác, bố tôi và chú) đang ở trên mảnh đất đó.

Đại gia đình chúng tôi đã họp và đi đến thống nhất: Để lại cho tôi toàn quyền sử hữu và sử dụng mảnh đất này với điều kiện là tôi sẽ phải hỗ trợ kinh phí (mức hỗ trợ đã thống nhất).

Đề nghị xin được tư vấn về thủ tục trong nội bộ gia đình và thủ tục pháp lý làm sao cho chặt chẽ để tôi có đủ thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên tôi. (Tất cả các người con thuộc hàng thế hệ như tôi đến nay đề đã có gia đình và có con) về thủ tục pháp lý để bạn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đât.

Tôi đang băn khoăn, cân nhắc xem thủ tục có phức tạp lắm để tôi quyết định xem có thực hiện hay không. Nếu thủ tục không phức tạp lắm, khi thực hiện có ý định nhờ Luật sư giúp hộ các văn bản có liên quan. Rất mong được sự giúp đỡ của Luật sư. Xin trân trọng cảm ơn. !

 

=> Tư vấn thắc mắc về chia thừa kế đất đai, gọi 19006169

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, về câu hỏi của bạn về thủ tục nội bộ chia thừa kế trong nội bộ gia đình. Thì vấn đề này hiện nay pháp luật không có quy định điều chỉnh.

 

Thứ hai, về vấn đề thỏa thuận chia thừa kế của gia đình bạn.

 

Trước hết, do ông, bà bạn khi mất không đề lại di chúc. Nên di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật. Do đại gia đình bạn đã thỏa thuận được việc phân chia di sản thừa kế. Nên vấn đề tranh chấp ở đây không đặt ra.

 

Pháp luật không có quy định để điều chỉnh việc tự do thỏa thuận phân chia di chúc giữa những người được hưởng di chúc. Đây hoàn toàn là vấn đề tự nguyện, tự định đoạt của các bên trong quan hệ thừa kế. Song để đảm bảo an toàn pháp lý,

 

Điều 656 Bộ luật dân sự 2005 quy định về Họp mặt những người thừa kế như sau:

 

“1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:

 

a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;

 

b) Cách thức phân chia di sản.

 

2. Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.”

 

Như vậy, mọi sự thỏa thuận của những người thừa kế đều phải được lập thành văn bản. Theo đó sự thỏa thuận giữa bạn và các bác, chú trong gia đình về việc sẽ giao toàn bộ quyền sử dụng đất cho bạn cũng như việc bạn hỗ trợ cho các bác, chú phần kinh phí đều phải lập thành văn bản, có chữ ký của các bên.

 

 Điều 660 Bộ luật dân sự 2015 về Phân chia di sản theo pháp luật, cũng có quy định như sau:

 

“…2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia.”

 

Có thể thấy, những người đồng thừa kế (các bác, chú, cô của bạn) đã chọn cách nhận thừa kế dưới hình thức quy đổi hiện vật thành giá trị cụ thể. Thể hiện ở việc đồng ý cho bạn sở hữu toàn bộ diện tích đất đồng thời bồi hoàn 1 khoản tiền phù hợp cho những người đồng thừa kế.

 

Qua những căn cứ trên, thì sự thỏa thuận của đại gia đình bạn về việc phân chia di sản thừa kế là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật. Theo đó, có căn cứ để bạn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ việc nhận thừa thừa kế.

 

Thứ ba, về thủ tục khai nhận thừa kế và thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đã được chúng tôi trình bày ở bài viết: Thủ tục khai nhận di sản thừa kế đối với đất đai. Bạn có thể truy cập tới bài viết này để biết thông tin cụ thể.

 

Trân trọng!

Luật Gia: Nguyễn Thảo - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo