Luật sư Việt Dũng

tư vấn chăn nuôi gia cầm.

Nội dung tư vấn : gia đình chúng tôi chăn nuôi vịt (4000 con vịt thịt), ngoài vùng quy hoạch chăn nuôi bị UBND huyện xử phạt yêu cầu khắc phục hậu quả ngày 13/10/2016 theo quy định tại điểm d, Khoản 5, Điều 5 Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ

 

 

Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, sau đó gia đình chúng tôi thực hiện ngưng chăn nuôi tuy nhiên không di dời lán trại, đến tháng 1/2017 gia đình chúng tôi thực hiện chăn nuôi lại với quy mô nhỏ lẻ (2000 con) đến ngày 16/2/2017 UBND huyện tiếp tục ra quyết định cưỡng chế, gia đình chúng tôi đã tháo dỡ 1 phần lán trại chăn nuôi và xin chăn nuôi nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình.Vậy cho tôi hỏi UBND huyện có phải ra quyết định hủy bỏ quyết định cưỡng chế không? để tiếp tục chăn nuôi tôi cần những hồ sơ gì?

 

Trả lời: cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn đến công ty luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi có quan điểm tư vấn như sau:

 

Trước hết UBND huyện không phải ra quyết định hủy bỏ quyết định cưỡng chế. Bởi lẽ đây là quyết định cưỡng chế của UBND huyện để thi hành việc gia đình bạn tiếp tục chăn nuôi lại với mô hình 2000 con vịt ở ngoài vùng quy hoạch.  Trước đây UBND đã ra quyết định xử phạt hành chính với việc gia đình bạn chăn nuôi gia cầm ngoài vùng quy hoạch sau đó vì gia đình lại tiếp tục chăn nuôi lại nên UBND ra quyết định cưỡng chế. Do vậy mà UBND không phải hủy quyết định cưỡng chế đã ban hành.

 

Thứ hai, tùy vào điều kiện về kinh tế xã hội của từng tỉnh thành sẽ quy hoạch việc chăn nuôi gia cầm phù hợp với địa phương mình từ đó để nếu như để tiếp tục chăn nuôi đàn vịt gia đình bạn cần đăng ký chăn nuôi gia cầm theo quy định tại điều 2 thông tư số 23/ VBHN – BNNVPTNT điều kiện để đăng ký chăn nuôi thủy cầm như sau:

 

 Đăng ký chăn nuôi thủy cầm


a) Cơ sở chăn nuôi thuỷ cầm thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh thực hiện việc đăng ký kinh doanh chăn nuôi thuỷ cầm tại cấp có thẩm quyền quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh;


b) Khai báo chăn nuôi thuỷ cầm


Tất cả cơ sở chăn nuôi thuỷ cầm thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh hay không đều phải tự khai báo để được giám sát về dịch tễ và điều kiện vệ sinh thú y, phòng chống dịch bệnh.


- Cơ sở chăn nuôi thuỷ cầm thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh khai báo với cơ quan thú y cấp huyện.


- Cơ sở chăn nuôi thuỷ cầm không thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh khai báo với thú y xã, trường hợp xã chưa có thú y xã thì khai báo với Ủy ban nhân dân xã.


Nội dung khai báo gồm:


Tên chủ cơ sở chăn nuôi thuỷ cầm, địa chỉ cơ sở chăn nuôi thuỷ cầm, quy mô chăn nuôi thuỷ cầm, loại thuỷ cầm (vịt đẻ, vịt thịt, ngan…), phương thức nuôi (nuôi trong nông hộ, trang trại, công nghiệp, …)


c) Địa điểm chăn nuôi thuỷ cầm (3)


- Cơ sở chăn nuôi thủy cầm, không phân biệt quy mô đều phải nằm ngoài nội thành, nội thị.


- Cơ sở chăn nuôi thủy cầm trang trại, công nghiệp phải cách xa trường học, bệnh viện, chợ, công sở, khu dân cư tối thiểu 200 m và có tường hoặc rào bao quanh khu vực chăn nuôi.

 

 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến Tổng đài luật sư tư vấn luật trực tuyến - 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời

 

Trân trọng

CV Hà Tuyền - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo