Trần Phương Hà

Truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi chơi lô đề.

hỏi về trường hợp chơi đề dưới hình thức gửi tin nhắn bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào. Nội dung tư vấn như sau

Nội dung câu hỏi xin chào luật sư,Hiện tôi có 1 vấn đề cần tư vấn như sau :người thân của tôi có tham gia vào 1 đường dây đánh bạc với hình thức lô đề . được chuyển qua lại bằng tin nhắn , zalo , ... và có trang mạng. Nhận và chuyển đi . Hiên đang bị bắt nhưng được xác định không phải là chủ cầm đầu đường dây.phía công an xác định mức độ giao dịch của từ ông trùm của đường dây là lên tới vài chục tỷ .khi bị bắt thì có đang bị tịch thu tạm giữ 1 xe ô tô . tên đăng kí của người khác. Tôi muốn hỏi , người thân của tôi như vậy sẽ xem phạm vào những điều luật nào ? và mức xử phạt ra sao ?xin cảm ơn luật sư đã đọc và trả lời email này ! 

 

Trả lời: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

 

Để xác định người thân của bạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đánh bạc hay không cần xác định người thân có tham gia thực hiện hành vi đánh bạc hay không và số tiền hoặc giá trị hiện vật của người đó dung để đánh bạc. Theo Khoản 3, Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ- HĐTP tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc bao gồm:

 

3. “Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc” bao gồm:

 

a) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;

 

b) Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;

 

c) Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.

 

Và khoản 5:

 

’5. Việc xác định số tiền hoặc giá trị hiện vật của người chơi đề, cá độ và của chủ đề, chủ cá độdùng đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa... như sau:

 

5.1. Xác định số tiền hoặc giá trị hiện vật của người chơi đề, cá độ dùng đánh bạc

 

a) Trường hợp người chơi số đề, cá độ có trúng số đề, thắng cược cá độ thì số tiền mà họ dùng đánh bạc là tổng số tiền mà họ đã bỏ ra để mua số đề, cá độ cộng với số tiền thực tế mà họ được nhận từ chủ đề, chủ cá độ.

 

Ví dụ: B mua 5 số đề với tổng số tiền là 100.000 đồng, tỷ lệ được thua 1/70 lần, trong đó có 4 số đề mua mỗi số 10.000 đồng, 1 số đề mua với số tiền 60.000 đồng, hành vi của B bị phát hiện sau khi có kết quả mở thưởng, kết quả bóng đá, kết quả đua ngựa... và B đã trúng số đề mua với số tiền 60.000 đồng thì số tiền B dùng đánh bạc trong trường hợp này là 100.000 đồng + (60.000 đồng × 70 lần) = 4.300.000 đồng.

 

b) Trường hợp người chơi số đề, cá độ không trúng số đề, không thắng cược cá độ hoặc bị phát hiện, ngăn chặn trước khi có kết quả mở thưởng thì số tiền mà họ dùng đánh bạc là tổng số tiền mà họ đã bỏ ra để mua số đề, cá độ.

 

Ví dụ 1: Trong ví dụ nêu tại tiết a điểm 5.1 khoản 5 Điều này, nếu B không trúng số nào thì số tiền B dùng đánh bạc trong trường hợp này là 100.000 đồng.

 

Ví dụ 2: Trong ví dụ nêu tại tiết a điểm 5.1 khoản 5 Điều này, nếu hành vi của B bị phát hiện, ngăn chặn trước khi có kết quả mở thưởng thì số tiền B dùng đánh bạc trong trường hợp này là 100.000 đồng (không phụ thuộc vào việc khi có kết quả mở thưởng B có trúng số đề hay không trúng số đề).”

 

Như vậy, khi việc xác định trách nhiệm hình sự đối với người chơi đề không tính tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh đè của tất cả các lần đánh đề, mà phải căn cứ vào từng lần đánh đề để xem xét. Cụ thể việc xác định số tiền hoặc giá trị hiện vật của người chơi đề được quy định tại. Theo đó, nếu người thân của bạn có chơi đề mà giá trị tiền hoặc hiện vật từ 5 triệu đồng trở lên hoặc dưới 5 triệu đồng nhưng đã bị xử lý hành chính về hành vì đánh bạc hoặc hành vi tổ chức đánh bạc, gá bạc chưa được xóa án tịc mà còn vi phạm thì bị truy cứu TNHS theo Điều 321 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Cụ thể

 

Điều 321. Tội đánh bạc

 

1.Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

 

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

 

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

 

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

 

d) Tái phạm nguy hiểm.

 

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

.....

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng

Luật gia / CV tư vấn: Phương Hà - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo