Cà Thị Phương

Trường hợp không thực hiện được nghĩa vụ do lỗi bên có quyền

Luật sư tư vấn trường hợp xử lý kỉ luật khi cán bộ không hoàn thành chương tình cử đi đào tạo theo đề án. Hình thức xử lý kỉ luật, trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo được xác định trên cơ sở nào? Nội dung cụ thể như sau:

 

Kính gửi Công ty Luật Minh Gia, Tôi tên Đỗ H, là Chuyên viên của Phòng tín dụng A. Tôi được cử đi học Chương trình Tiến sĩ tại Trường Đại học B-nước Úc theo Quyết định .... Tôi nhận học bổng bán phần, Đề án 123.. chuyển tiền học phí đến trường B, còn tôi tự chịu sinh hoạt phí khi học tập tại nước Úc.Trong quá trình học tập tại trường B, tôi đã gặp rất nhiều khó khan.Tôi đã có đơn giải trình ngày 11/05/2016 đến Ngân hàng .... Ngân hàng ... đã có Công văn số về việc xử lý cán bộ không hoàn thành khóa đào tạo theo Đề án 123... Tôi kính xin Công ty Luật Minh Gia tư vấn giúp tôi như sau: 

 

1/ Việc xử lý kỷ luật là đúng hay sai ? Việc không hoàn thành khóa học là rủi ro, không phải do chủ quan tôi không học tập mà do phía trường B không hướng dẫn học tập.

 

 2/ Xin hỏi các hình thức kỷ luật gồm những hình thức nào ạ ? Việc bị kỷ luật có bị ghi vào trong lý lịch hay không ? Vì Đề án 123.. chuyển tiền học phí trực tiếp đến trường B. Tôi là người phải hoàn trả tiền học phí lại cho Đề án 123.. vì không hoàn thành khóa học. Tôi hiện tại đang làm việc với trường B xin hoàn lại học phí này, tôi có các bằng chứng chứng tỏ Giáo sư hướng dẫn của trường B làm việc không có trách nhiệm. Tuy nhiên theo phía luật sư của bên Úc, việc đòi tiền trường B phải là Đề án 123.. chứ không phải là tôi, do Đề án 123.. chuyển tiền học phí, chứ không phải tôi chuyển tiền học phí. Luật sư của bên Úc hướng dẫn tôi xin Luật sư phía Việt Nam giúp đỡ tôi, giải trình cho Đề án 123.., và ép Đề án 123.. đòi tiền trường B. Tuy nhiên Đề án 123.. lại không muốn đòi tiền trường B, tôi đã từng có văn bản giải trình đến Đề án 123... Đề án 123.. chỉ gửi email đến trường B hỏi những phàn nàn của tôi về Giáo sư của trường là đúng hay sai, phía trường B gửi email phản hồi là Giáo sư làm đúng, tôi rớt vì tôi không học hành. Thế là Đề án 123.. không đòi tiền trường B. Chỉ có 2-3 email là kết thúc. Thật ra Đề án 123.. cũng không cần đòi tiền trường B vì theo quy định nếu không hoàn thành khóa học thì tôi phải đền tiền học phí. Vì vậy khi tôi trực tiếp đòi tiền trường B thì bị gặp khó khăn. Tôi cảm ơn rất nhiều 

 

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Bạn thuộc diện được cử đi học theo một đề án phát triển nhân lực của ngân hàng. Như vậy, trước khi trở thành đối tượng của đề án, bạn chắc chắn đã ký một hợp đồng quy định rõ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của bạn khi tham gia đề án.

 

1. Việc ngân hàng xử lý kỷ luật và yêu cầu bạn chịu trách nhiệm trong hợp đồng là đúng hay sai?

 

Trước hết cần căn cứ vào hợp đồng đào tạo có thể hiện việc giáo sư không hướng dẫn học tập có phải lý do bất khả kháng hay không. Nếu đã thỏa thuận thì căn cứ vào hợp đồng để giải quyết. Còn nếu không có thỏa thuận thì việc bạn nhận định giáo sư trường B không hướng dẫn học tập là lý do khách quan khiến bạn không hoàn thành khóa học cho nên bạn không cần phải chịu trách nhiệm là không chính xác. Cụ thể tại điều 351 Bộ luật dân sự năm 2015:

 

Điều 351. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ

 

1. Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.

 

Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.

 

2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

 

3. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.

 

Sự kiện bất khả kháng ở đây được hiểu là chiến tranh, thiên tai, hỏa hoạn,...Việc giáo sư trường B không hướng dẫn học tập không phải sự kiện bất khả kháng cho nên bạn vẫn phải chịu trách nhiệm dân sự được quy định trong hợp đồng.

 

Tuy nhiên, trong hợp đồng cũng sẽ quy định quyền của bạn, cụ thể đó là lợi ích khi bạn được hưởng khi tham gia đề án như: được học bổng, được đào tạo theo đúng chương trình Tiến sĩ tại trường đại học B,...Như vậy, bạn cần nghiên cứu thông tin chương trình tiến sĩ tại trường đại học B thế nào? (ví dụ như những thuận lợi của trường, môi trường học tập, được giáo sư hướng dẫn thế nào, cơ sở vật chất, học liệu,...). Những thông tin thế này sẽ có trên trang của trường, trên giấy giới thiệu chương trình tiến sĩ của trường khi bạn tham gia đề án.

 

Nếu giáo sư hướng dẫn bạn không thực hiện như đúng nội dung của chương trình tiến sĩ trường đại học B, hoặc trường không tạo được những điều kiện chính xác như vậy. Bạn có thể thỏa thuận với ngân hàng để khởi kiện đòi tiền học phí hoặc gửi đơn khiếu nại tới trường đại học B để yêu cầu trường giải quyết, tạo điều kiện để bạn tiếp tục hoàn thành khóa học. 

 

Nếu việc hướng dẫn của giáo sư không làm trái hoặc không được đề cập đến trong chương trình đào tạo tiến sĩ và trường B tạo đúng điều kiện học tập cho bạn thì bạn chắc chắn phải chịu trách nhiệm đúng như quy định của hợp đồng khi không thực hiện được nghĩa vụ và chịu sự kỷ luật của ngân hàng.

 

2. Về vấn đề kỷ luật:

 

Trước hết cần xác định bạn thuộc đối tượng là người lao động trong Ngân hàng hay được bổ nhiệm viên chức, công chức trong các đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập. Cho nên chúng tôi chia thành 2 trường hợp như sau:

 

Thứ nhất, bạn là người lao động làm việc cho người sử dụng lao động và được cử đi đào tạo theo quyết định 123 trên đây thì khi này cần xác minh mức độ lỗi và quy chế doanh nghiệp về xử lý kỷ luật để đưa ra hình thức xử lý kỷ luật theo quy định tại điều 125 Bộ luật lao động năm 2012:

 

Điều 125. Hình thức xử lý kỷ luật lao động

 

1.Khiển trách.

 

2.Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức

 

3.Sa thải.

 

Nếu trong quy chế doanh nghiệp đã thể hiện nếu vi phạm các quy định về hợp đồng đào tạo chuyên môn,..thì bị xử lý kỷ luật thì khi đó Ngân hàng có căn cứ xử lý kỷ luật với chị khi chị có sai phạm.

 

Thứ hai, nếu là công chức, viên chức tại các đơn vị thì ứng với mỗi đối tượng có văn bản xử lý kỷ luật khác nhau. Nếu là công chức thì căn cứ theo Nghị định 34/2011/NĐ – CP còn nếu là viên chức thì căn cứ Nghị định 27/2012/NĐ – CP để căn cứ mức độ vi phạm để đưa ra một trong các hình thức xử lý kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc,…

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Trường hợp không thực hiện được nghĩa vụ do lỗi bên có quyền. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!

CV. Vũ Hà Phan - Công ty Luật Minh Gia.

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo