LS Trần Liên

Trường hợp bị bệnh vảy nến có được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự hay không?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Chào luật sư cho em hỏi: Hiện nay em đang bị bệnh vảy nến (bệnh da liễu) từ lúc 3 tuổi (tức em đã bị khoảng 18 năm nay). Em xin hỏi là bệnh vảy nến này của em sẽ như thế nào mới không đủ điều kiện để đi nvqs ạ. Em bị bệnh vảy nến ở: lưng, chân, tay, da đầu, móng chân, móng tay).


Năm nay em 21t, em vừa bị ban chỉ huy quân sự không nhận giấy xác nhận học sinh sinh viên của trường của vì khóa của em là đến tháng 9/2015 là kết thúc, nhưng em vẫn đang học (học cải thiện để liên thông) và trường cũng cấp giấy xác nhận còn học, nhưng ban chỉ huy quân sự phường vẫn không nhận vì việc học cải thiện không nằm trong luật nghĩa vụ quân sự, Nhưng hiện nay em đang bị bệnh vảy nến (bệnh da liễu) từ lúc 3 tuổi (tức em đã bị khoảng 18 năm nay). Em xin hỏi là bệnh vảy nến này của em sẽ như thế nào mới không đủ điều kiện để đi nvqs ạ. Em bị bệnh vảy nến ở: lưng, chân, tay, da đầu, móng chân, móng tay).
 
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn  như sau:
 
Điều 9 Thông tư liên tịch số 36/2011/TTLT-BYT-BQP quy định:

“1.Căn cứ phân loại sức khoẻ: Theo tiêu chuẩn sức khỏe quy định tại Bảng số 1, Bảng số 2, Bảng số 3, Phụ lục I Thông tư này.

2. Cách cho điểm: Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám bác sĩ cho điểm chẵn từ 1 - 6 vào cột “điểm”, cụ thể:

a) Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt.

b) Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt.

c) Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá.

d) Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình.

đ) Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém.

e) Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.

3. Cách ghi phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự:

a) Mỗi chuyên khoa, sau khi khám xét, bác sĩ sẽ cho điểm vào cột “điểm”; ở cột “lý do” phải ghi tóm tắt lý do cho số điểm đó; ở cột “ký”, bác sĩ khám phải ký và ghi rõ họ tên.

b) Phần kết luận, Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe căn cứ vào điểm đã cho ở từng chỉ tiêu để kết luận, phân loại sức khỏe theo đúng quy định, ghi bằng số và chữ (phần bằng chữ để ở trong ngoặc đơn).

c) Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe có trách nhiệm ký vào phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự sau khi kết luận.

d) Chữ ký của Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe đư­ợc đóng dấu của cơ quan Chủ tịch Hội đồng khám; chữ ký của Chủ tịch Hội đồng khám phúc tra sức khỏe đư­ợc đóng dấu của đơn vị quyết định thành lập Hội đồng khám phúc tra sức khỏe.

4. Cách phân loại sức khỏe: Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự. để phân loại cụ thể như sau:

a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1, có thể phục vụ ở hầu hết các quân, binh chủng.

b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2, có thể phục vụ trong phần lớn các quân, binh chủng.

c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3, có thể phục vụ ở một số quân, binh chủng.

d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4, có thể phục vụ hạn chế ở một số quân, binh chủng.

đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5, có thể làm một số công việc hành chính sự vụ khi có lệnh tổng động viên.

e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6, là loại sức khỏe được miễn làm nghĩa vụ quân sự.

5. Một số điểm cần chú ý:

a) Khi đang mắc bệnh cấp tính, bệnh có thể thuyên giảm hay tăng lên sau một thời gian hoặc sau điều trị, thì điểm đó phải kèm theo chữ “T” bên cạnh (nghĩa là “tạm thời”). Người khám phải ghi tóm tắt bằng tiếng Việt tên bệnh bên cạnh (có thể ghi bằng danh từ quốc tế giữa hai ngoặc đơn). Khi kết luận, nếu chữ “T” ở điểm lớn nhất thì cũng phải viết chữ “T” vào phân loại sức khỏe.

b) Trường hợp nghi ngờ chưa thể cho điểm ngay được, Hội đồng khám sức khỏe có thể gửi công dân tới khám tại một bệnh viện để kết luận chính xác hơn.

c) Nếu vẫn chưa kết luận được thì gửi công dân đó đến bệnh viện chuyên khoa gần nhất để khám với tính chất là ngoại chẩn. Thời gian tối đa từ 7 - 10 ngày phải có kết luận và chỉ thực hiện trong trường hợp thật cần thiết.

d) Những trường hợp phiếu sức khỏe có ghi chữ “T”, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có trách nhiệm hướng dẫn công dân đến các cơ sở y tế để điều trị.”


Như vậy, nếu không thuộc các trường hợp không được tạm hoãn hay miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự thì bạn phải chấp hành đầy đủ khi có giấy gọi. Bạn có nghĩa vụ đi khám theo lệnh gọi của ban chỉ huy quân sự.

Trong phụ lục 1 được ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 36/2011/TTLT-BYT-BQP có quy định về bệnh da liễu trong đó có bệnh vảy nến. Theo quy định tại  phục lục 1 này, bệnh vảy nến các thể là căn cứ để phân loại sức khỏe ở mức 4 hoăc 5 hoặc 6. Khi thực hiện khám sức khỏe, hội đồng khám sức khỏe sẽ căn cứ vào mức độ của bệnh để phân loại phù hợp.

Trường hợp sau  khi bạn đi thực hiện khám nghĩa vụ quân sự theo lệnh gọi của ban chỉ huy quân sự và hội đồng khám sức khỏe phân loại sức khỏe loại 6 thì bạn sẽ được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Trường hợp bị bệnh vảy nến có được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự hay không?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

 
CV. Trần Liên – Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo