Lò Thị Loan

Trường hợp bên mua đất không muốn mua nữa thì có được trả lại tiền đã đặt cọc không?

Hợp đồng mua bán đất đai là một trong những loại hợp đồng phổ biến hiện nay. Vậy để thực hiện hợp đồng mua bán thì cần chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ gì? Trình tự thủ tục được thực hiện như thế nào?

1. Luật sư tư vấn quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán đất đai.

Hợp đồng mua bán đất đai là hợp đồng dân sự về chuyển quyền sử dụng đất. Đây là là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất. Và trước khi thực hiện hợp đồng mua bán, hai bên thường ký hợp đồng đặt cọc quyền sử dụng đất. Vậy trường hợp xảy ra tranh chấp về hợp đồng đặt cọc thì giải quyết như thế nào? Có yêu cầu bồi thường được không?

Đây là thắc mắc, đã có rất nhiều khách hàng đã liên hệ với Luật Minh Gia để được tư vấn. Nếu bạn cũng có những thắc mắc, băn khoăn về vấn đề này thì hãy liên hệ với Luật Minh Gia.

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169 , bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm thông qua tình huống chúng tôi tư vấn sau đây: 

2. Luật sư tư vấn về tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất đai.

Câu hỏi tư vấn: Kính chào luật sư! Xin luật sư tư vấn giúp tôi việc như sau: Gia đình tôi có bán cho vợ chồng ông T một lô đất thổ cư với diện tích 5x 22m có giá 125 triệu đồng. Vợ chồng ông T có đặt cọc là 25 triệu, vì là người quen nên gia đình tôi chỉ làm giấy tay nhận tiền cọc có chữ kí của hai bên và cũng không qui định thời hạn trồng đủ số tiền còn lại. Khi gia đình tôi đã hoàn thành xong bản vẽ có tên của ông T đàng hoàn và lúc này gia đình tôi gọi cho ông T ra phòng công chứng để hoàn tất thủ tục ra sổ đỏ cho ông T nhưng ông T trả lời không mưa nữa và yêu cầu gia đình tôi trả tiền cọc lại. Gia đình tôi không đồng ý trả thì ông T đưa đơn kiện gia đình tôi. Thưa luật sư, sau khi trồng tiền cọc hai ngày thì ông T không muốn mua nữa và nói là tại chiều dài hơi ngắn nên gia đình tôi quyết định cho ông t thêm 6m chiều dài nữa là diện tích 5 x 28m. Vậy mà giờ ông T nói là gia đình tôi làm sai. Mong luật sư sớm tư vấn giúp tôi! Tôi xin chân thành cảm ơn.

Luật sư tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp gia đình bạn đang thực hiện giao dịch mua bán đất cho vợ chồng ông T với diện tích 5x 22m có giá 125 triệu đồng. Vợ chồng ông T có đặt cọc là 25 triệu có giấy đặt cọc viết tay. Sau khi thực hiện xong thủ tục, chuẩn bị ra sổ thì vợ chồng ông T không muốn mua nữa và yêu cầu gia đình bạn trả lại tiền đặt cọc. Trường hợp gia đình bạn không đồng ý trả lại số tiền đặc cọc thì ông T sẽ khởi kiện ra Tòa. Do đó với trường hợp này chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:

Điều 328. Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, theo quy định trên nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc trừ trường trường hợp có thỏa thuận khác. Đối chiếu với trường hợp của bạn, việc ông T không muốn thực hiện hợp đồng mua bán nữa thì tài sản đặt cọc đó sẽ thuộc về gia đình nhà bạn nếu trường hợp gia đình bạn và ông T không thể thỏa thuận được về vấn đề tài sản đặt cọc. Việc gia đình bạn không đồng ý trả lại số tiền đó là đúng theo quy định của pháp luật. 

Trường hợp xảy ra tranh chấp bạn hoặc ông T đều có quyền khởi kiện ra Tòa án để giải quyết theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự.

Ngoài ra, theo Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ như sau:

“1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.”

Như vậy, anh có thể làm đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc. 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo