LS Vy Huyền

Trốn tránh nghĩa vụ quân sự thì bị xử lý thế nào?

Luật sư tư vấn đối với trường hợp công dân trốn tránh nghĩa vụ quân sự thì xử lý thế nào? Cụ thể như sau: Xin kính chào Công ty luật Minh Gia. Em có hai người em trai đã đủ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự (NVQS) nhưng khi có lệnh gọi đi khám NVQS thì trước đây, 2 em đều đang học : 1 em học liên thông, còn 1 em thì đang học ngành kinh doanh nhưng sau đó lại học cao đẳng X

 

Sau thời gian 2 năm 2 em lại bỏ không theo học nữa, vì hoàn cảnh kinh tế! giờ 2 em lo đi làm! Do kinh tế khó bương trải, theo nguyện ý của bố mẹ, 2 em đó về quê làm nông! thấm thoát đã 1 năm! Giờ 2 em được lệnh đi khám NVQS, ba mẹ và cả anh chị đều khuyên các em đi, nhưng các em nhất quyết từ chối không đi! thậm chí là nói hỗn xược. Tính cách của em ý khá là bướng, ham chơi, nghịch ngợm và không muốn đi NVQS. Quý công ty cho em hỏi một số điều như sau:1. Nếu trốn NVQS thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Và nếu trốn nhiều lần sẽ xử lý ra sao? ( theo luật sửa đổi mới nhất luật số 78/2015/QH13)2. Nếu gia đình em có nguyện vọng muốn em ấy đi mà em ý không đi thì trong luật NVQS có điều khoản nào quy định về cưỡng chế thi hành NVQS hay không? Trong khi đó, em là 1 cán bộ thì em phải nên làm gì?3. Theo luật NVQS do 1 em mới chỉ có bằng trung cấp nghề, thì theo Điều 30- luật NVQS số 78/2015/QH13 có ghi rõ " công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi." . Như vậy, em nó không phải đi nghĩa vụ quân sự khi em đó 1 năm trước không nằm trong đơn gọi đi khám nghĩa vụ quân sự, nhưng giờ em đó đã được 26 tuổi.4. Xin cho hỏi thêm, trong 1 gia đình thì gọi 1 lúc 2 em đi NVQS là có hợp lý? hợp Pháp luật hay không? trong khi đó, 2 em cũng là lao động chính của gia đình( mặc dù gia đình thu nhập không cao lắm, ba tôi cũng hay đau lưng, vì ngại vấn đề kinh tế, nên ba má tôi ít đi khám bệnh).Rất mong sự hồi âm của quý công ty. Em xin cảm ơn ạ!

 

Trả lời: Cám ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia, với yêu cầu của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

 

Căn cứ theo quy định tại điều 30 luật nghĩa vụ quân sự 2015 về độ tuổi nhập ngũ:

 

Điều 30. Độ tuổi gọi nhập ngũ

 

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

 

Theo quy định trên thì 2 em của bạn được hoãn thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự vì lý do đi học, tuy nhiên, hiện hai em đã bỏ học, quay trở về địa phương và vẫn nằm trong độ tuổi nhập ngũ (26 tuổi) nên 2 em bạn vẫn phải thực hiện nghĩa vụ quân sự nếu đủ điều kiện quy định tại khoản 1 điều 31 luật nghĩa vụ quân sự.

 

Trường hợp 2 em của bạn trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự thì có thể xử lý theo khoản 1 điều 59 luật nghĩa vụ quân sự tùy theo mức độ vi phạm. Do đó, đối với trường hợp này gia đình bạn nên chủ động khuyên hai em nên chấp hành nghĩa vụ quân sự theo quy định. Cụ thể:

 

Điều 59. Xử lý vi phạm

 

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi trốn tránh, chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

Trường hợp hai em của bạn là lao động chính trong gia đình và đồng thời được yêu cầu tham gia nghĩa vụ quân sự thì theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 41 luật nghĩa vụ quân sự thì người nào Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận thì được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.

 

Như vậy, nếu hai em bạn là lao động chính phải có nghĩa vụ cấp dưỡng thân nhân không có khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động thì có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cho phép tạm hoãn nghĩa vụ quân sự đối với một trong hai em của bạn để đáp ứng cuộc sống sinh hoạt bình thường của gia đình.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Thúy Vân - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo