Trần Diềm Quỳnh

Trình tự, thủ tục thay đổi tên cho con khi con dưới 14 tuổi

Họ, tên và vấn đề hộ tịch quan trọng và sẽ theo một cá nhân đến hết cuộc đời của họ. Do vậy, có rất nhiều trường hợp cá nhân có nhu cầu thay đổi họ và tên của mình nhưng chưa nắm rõ các quy định của pháp luật liên quan đến việc thay đổi này.

1. Luật sư tư vấn luật hộ tịch

Hiện nay, pháp luật dân sự có quy định rất cụ thể liên quan đến việc thay đổi họ và tên của cá nhân. Theo quy định của pháp luật không phải tất cả các trường hợp cá nhân có nhu cầu thay đổi họ hoặc tên đều được chấp nhận.

Do vậy, nếu bạn đang có nhu cầu thực hiện thủ tục thay đổi họ, thay đổi tên cho cá nhân hoặc cho một thành viên trong gia đình thì nên có sự tìm hiểu trước các quy định của pháp luật để xác định trường hợp của mình có được thay đổi theo quy định pháp luật hay không.

Đơn giản hơn bạn có thể liên hệ với công ty Luật Minh Gia theo hình thức gửi Email hoặc liên hệ với tổng đài 1900.6169 để được bộ phận luật sư, chuyên viên tư vấn của chúng tôi tư vấn cụ thể trường hợp của mình.

2. Thủ tục thay đổi họ cho con

Câu hỏi: Luật sư cho tôi hỏi trường hợp: Con tôi chưa được 1 tuổi.Tôi muốn đổi tên giấy khai sinh cho con. Lí do vì tôi xem lại thì tên đó không hợp với cháu. Tôi có thể đổi được không? Nếu được thì thủ tục thế nào mong được tư vấn, tôi xin cảm ơn. Nội dung tư vấn như sau:

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi nội dung đề nghị tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia chúng tôi, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Tại Điều 28 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền thay đổi tên như sau:

“Điều 28. Quyền thay đổi tên

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;

e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;

g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.”.

Như vậy, bạn chỉ có thể thực hiện thủ tục thay đổi tên cho con khi có một trong các căn cứ theo quy định nêu trên. Trường hợp bạn không đưa ra được lý do thay đổi thì cơ quan có thẩm quyền không có căn cứ để thực hiện việc thay đổi tên cho con bạn.

Ngoài ra, tại Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch quy định về điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch:

“Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch

1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.

2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.”

Về thủ tục đăng ký việc thay đổi họ, tên, chữ đệm:

Người yêu cầu thay đổi họ, tên, chữ đệm phải nộp tờ khai, xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi và các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi hộ tịch họ, tên, chữ đệm. Việc thay đổi họ, tên, chữ đệm cho người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

Theo đó bạn phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

- Tờ khai( theo mẫu);

- Bản chính giấy khai sinh của con bạn;

- Các giấy tờ chứng minh lý do muốn thay đổi.

Về thẩm quyền thay đổi, Điều 27 Luật hộ tịch 2014 quy định về cải chính hộ tịch thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi.

>> Luật sư tư vấn thắc mắc về thay đổi họ tê, gọi: 1900.6169

-------------

Câu hỏi thứ 2 - Thay đổi tên quy định thế nào?

Chào luật sư,cháu là một người chuyển giới nam. Mặc dù vừa rồi quốc hội có thông qua luật chuyển giới nhưng theo cháu được biết thì phải đến năm 2019 -2020 thì luật mới được áp dụng mà về phần họ tên gây rắc rối rất nhiều cho cháu (ví dụ như: tên và mặt không giống nhau, tên và giọng nói không giống nhau, mọi người đều nhìn và soi mói mỗi khi cháu bị gọi tên công khai...) nên cháu muốn đổi tên trước. Và cháu muốn đổi tên trước khi lấy bằng đại học (tức là sang năm 2018).Cháu cũng đã có tìm hiểu rất rất nhiều thông tin về việc thay đổi họ tên, cũng tham khảo khá nhiều trường hợp đã được đổi tên nhưng thực sự cháu thấy luật rất mông lung và cán bộ gây khó dễ với những khái niệm mông lung như vậy.Mẹ cháu có hỏi thăm một số người ở phòng tư pháp huyện thì họ nói phải có giấy xác nhận của dòng họ là trùng họ tên mới cho đổi. Mà nhà cháu chỉ có 2 mẹ con và đằng ngoại (bố mẹ cháu chia tay từ hồi mang thai cháu nên ko khai sinh đằng nội và cũng ko liên hệ với đằng nội)Thế nên cháu muốn hỏi luật sư là với trường hợp của cháu thì nên sử dụng lý do "chính đáng" nào.?Và cháu có bao nhiêu phần trăm có thể đổi được tên mới?Cháu xin cảm ơn luật sư.! Trân trọng.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn như sau:

Điều 37 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định Chuyển đổi giới tính

"Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan."

Như vậy, anh/chị có quyền chuyển đổi giới tính và có quyền thay đổi hộ tịch theo quy định.

Điều 28 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định Quyền thay đổi tên

“1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;

2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.”

Như vậy, anh/chị muốn đổi tên thì phải có căn cứ chứng minh mình đã thực hiện chuyển đổi giới tính của cơ quan, cơ sở có thẩm quyền. Khi có giấy tờ chứng minh việc chuyển giới thì anh/chị có thể liên hệ tới UBND quận/huyện yêu cầu giải quyết thủ tục cải chính hộ tịch.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo